Người phụ nữ bản lĩnh và cá tính

Nguyễn Thế Anh  

Đằng sau sự thành công của đàn ông luôn có bóng dáng người phụ nữ” và đứng sau mọi thành công của ông chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát là người phụ nữ mạnh mẽ, giỏi giang, dám đương đầu với mọi thử thách nhưng cũng là người luôn hi sinh vì gia đình.

 

Hoa khôi

Bà Phạm Thị Nụ, vợ ông Trần Quý Thanh, Chủ tịch Tân Hiệp Phát, sinh ra trong một gia đình Công giáo ở tỉnh Hải Dương, di cư vào Nam sau 1954. Gia đình bà sống ở đường Vũ Tùng, ngày đó gọi là khu Lò heo mới, gần chợ Bà Chiểu (TP.HCM).

Ngay từ năm 12 tuổi, bà Nụ đã biết làm dáng, thích nổi bật trong đám đông và rất thích được mọi người khen đẹp. Ngay cả sau này, bà vẫn thường nói với con: “Luôn cẩn trọng, trau chuốt cho hình ảnh của mình cũng chính là tôn trọng người khác”.

Bà Nụ là một người đẹp, có thể nói bà đẹp ngay từ trong “trứng nước”. Nụ là một cô gái mạnh mẽ vậy nên cô biết cách tự bảo vệ mình để không ai dám trêu ghẹo bản thân.

Ngay từ nhỏ, cô gái trẻ tên Nụ đã rất thích sống tự lập, tự tay kiếm ra đồng tiền mà không lệ thuộc vào ai. Cô luôn nghĩ rằng con người sống trong xóm Lò heo mới này mà dám vươn lên đứng dậy được thì mới coi là người có phẩm giá.

 

Chưa từng than vãn

Bà Phạm Thị Nụ và ông Trần Quý Thanh cưới nhau 1979. Lúc này cuộc sống chung hết sức khó khăn, bởi đất nước đang rơi vào cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam. Tuy mang mang bầu đã lớn nhưng bà Nụ hằng ngày vẫn chạy lên núi Bà Đen- Tây Ninh buôn bán đường. Có bữa do mệt và thiếu ngủ, lạng quạng thế nào bà ngã văng xuống mương lúc nào không hay, cho đến khi tỉnh dậy lại chùi quần áo rồi đứng lên chạy xe tiếp. Vậy mà cũng chẳng dám nói lại với chồng, sợ chồng không cho đi bán hàng nữa.

Cho đến khi có những đứa con, mọi chuyện xảy ra trong gia đình từ bé tới lớn đều đến tay bà, từ việc lo cho con cái miếng ăn, giấc ngủ, lo chăm sóc dạy dỗ từng đứa. Do bận công việc nên ông Thanh chẳng bao giờ ẵm đứa nào. Khi vui nhất thì bẹo má chút, hôn lên trán.Còn lại là phần của bà Nụ. Có lần mấy đứa đánh lộn tới mức bà phải chuyển gấp cho con qua trường khác, nhưng ông Thanh cũng chỉ hỏi “ủa sao hôm nay cả mấy đứa cùng nghỉ ở nhà” bà nói “ừa trường cho nghỉ”.

Không chỉ chăm con giỏi, bà Nụ còn rất chiều chồng. Bà luôn tự tay lựa cho ông Chủ tịch tập đoàn Tân Hiệp Phát những bộ quần áo lịch sự và trang nhã khi đi làm và ngày nào bà cũng đợi bằng được ông về để tự tay nấu cho ông một món nào đó, mà thường khi là ông đã xỉn rồi, bà lại ân cần đổ từng muỗng nhỏ, nhắm no bụng rồi thì dìu ông vào giường. Bà thường bảo uống nhiều mà không ăn gì hại dạ dày, hại gan lắm. Cả ngàn lần như thế nhưng chưa một lần bà than vãn.

Như vậy đủ để thấy tình yêu thương và sự hi sinh của một người mẹ, người vợ đã làm tự tay gánh vác mọi chuyện trong gia đình mà không cần chồng san sẻ chỉ để mong sẽ là hậu phương vững chắc để ông Trần Quí Thanh tự tin đi trên con đường “vươn ra biển lớn” của mình. Đằng sau những thành công, những lần thất bại của ông Thanh luôn có bà Nụ – một người vợ đồng cam cộng khổ, luôn thấu hiểu, chia sẻ, đồng hành trên mọi bước đi của chồng.

 

Quyền lực mềm

Không chỉ là một người vợ đảm, bà còn là một cánh tay đắc lực của ông Trần Quí Thanh, là linh hồn của nhà máy. Từng ngóc ngách của khu văn phòng lẫn trong nhà xưởng, không có chỗ nào bà không rành. Từng nhân sự bà đều nắm rõ, ai ốm, ai đau, ai có tâm sự khó nói gì đều đến tay bà giải quyết.

Bà biết cách chăm sóc khách hàng bằng những món quà từ tận trái tim, hay đối xử với nhân viên trong công ty bằng tình cảm chân thành. Năm nào dịp tết ngoài các chế độ lương thưởng của công ty, bà cũng cho làm mấy ngàn hộp mắm thật ngon để các công nhân đem về quê ăn tết. Bởi vậy, nhân viên trong công ty xem bà như một người thân trong gia đình và thường gọi bà với cái tên “chị Nụ”.

Chưa bao giờ ỷ thế mình là người phụ nữ quan trọng nhất, bà luôn luôn tôn trọng tư tưởng kinh doanh, vai trò chỉ đạo và cả những thói quen, cách sống của chồng. Bởi khi ông đã đi vào con đường kinh doanh, bà luôn hiểu rằng phải biết chấp nhận một cuộc sống đầy rủi ro biến động. Bà sẵn sàng làm tất cả để chồng được theo đuổi con đường, đỉnh cao ở phía trước.

Song cũng chính “quyền lực mềm” ấy đã khiến ông Thanh nhận ra bản thân cần có trách nhiệm với gia đình và nhất là người phụ nữ ấy.Trên mỗi chặng đường của ông Thanh luôn có sự xuất hiện của vợ. Bà luôn hết lòng ủng hộ quyết định của chồng dù sẽ thành công hay gặp thất bại.

Đó không chỉ là cánh tay đắc lực của ông Trần Quí Thanh mà còn là một người vợ “vượng phu ích tử”. Trong những năm tháng khởi nghiệp, ông Trần Quí Thanh gặp rất nhiều những khó khăn và biến cố tuy nhiên vợ là người giúp ông vô điều kiện.

Một người đàn bà thép mạnh mẽ vô song nhưng luôn đứng âm thầm sau chồng, sau con. Một phụ nữ thông minh để hiểu được lúc nào thi thể hiện cá tính của mình và khi nào thì ẩn nó vào trong cái bóng của chồng, phải biết tự khi nào cần xuất hiện và khi nào nên lùi ra.

 

Sau những thăng trầm…

Ông Thanh chia sẻ với các con “Yếu tố má xinh đẹp không phải lí do chính ba lấy má, mà vì đã sớm biết đó là cô gái nhẹ nhàng ý tứ, tháo vát trong chuyện làm ăn, sống có trách nhiệm, không ăn chơi đua đòi.”

Phải chăng hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời người đàn ông là khi tìm được một người vợ có thể cảm thông, cùng chung chí hướng và phải chăng đối với người phụ nữ, thì đó cũng là một giá trị chiều sâu, một thứ hạnh phúc cho đi bình an và buông bỏ.

Đằng sau những thành công có được ngày hôm nay là cả sự nỗ lực không mệt mỏi và kiên cường của một người phụ nữ bản lĩnh và cá tính.

Là một người phụ nữ bản lĩnh, cá tính, bà biết lúc nào phải cứng rắn, lúc nào phải mềm mỏng với người chồng làm kinh doanh của mình.

 

Theo FB Nguyễn Thế Anh.

 

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *