Chẳng lẽ cái gì không quản được thì nhà nước chuyển sang độc quyền!

Trần Quí Thanh

Mua bán vàng tại một doanh nghiệp vàng ở TPHCM. Ảnh: Thành Hoa (Theo TBKTSG).

—–
Chào anh Trần Quí Thanh,
Em biết anh từ những năm 80 thế kỉ trước kìa, em kính phục nghị lực của anh, kể cả khi mất vài trăm triệu đô anh vẫn nhậu và hát. Thôi không nhắc nữa, không anh lại nhận ra em mất, hi hi.

Em viết thư này để anh trả lời cho biết (ở mục “Chat với mọi người trên blog của anh đó), hiện nay đang tranh cãi chuyện để nhà nước kinh doanh vàng hay cứ để dân kinh doanh vàng như hiện nay. Còn kinh doanh vàng tài khoản gì gì đó em cũng không hiểu nữa. Em kinh doanh vàng từ hồi nhỏ, hồi 70 đó anh, em nghĩ giờ nào thì dân giữ vàng cũng tốt hơn Nhà nước. Có đúng không anh?

Lê Kim Phương (Phương lùn nè, nhớ hôn?): phuongsaigon1958@gmail.com

—–

Lê Kim Phương mến!

Nghe giọng điệu là anh nhận ra em rồi, anh già nhưng trí nhớ còn tốt lắm, nhất là khi nhớ về nhan sắc. Nói đùa vậy cho vui, giờ mình vào bàn chuyện chính nhé.

Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ – CP về quản lý hoạt đông kinh doanh vàng quy định, Nhà nước độc quyền huy động vàng từ tổ chức, cá nhân, và kinh doanh vàng tài khoản.

Lý do, huy dộng vàng từ tổ chức, cá nhân và kinh doanh vàng trên tài khoản là các hoạt động tiềm ẩn rủi to đối với các chủ thể tham gia, gây lãng phí nguồn lực kinh tế, tác động tiêu cực đến mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế.

Anh nói em nghe nhé, dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này, ở bất cứ nền kinh tế nào, kinh doanh mà độc quyền là không tốt. Nhà nước sử dụng quyền lực để áp đặt chính sách độc quyền kinh doanh cho mình thì càng trái quy luật kinh tế.

Kinh doanh mà một mình một chợ thì dứt khoát lĩnh vực kinh doanh đó không công bằng, dẫn đến méo mó nền kinh tế, đặc biệt là kinh doanh vàng thì tác động của nó còn kinh khủng hơn.

Đã kinh doanh thì có rủi ro, vậy thì doanh nghiệp của nhà nước cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nếu nhà nước độc quyền kinh doanh vàng, khi thua lỗ, ai chịu trách nhiệm về nguồn vốn đó. Doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm về đồng tiền của họ, còn doanh nghiệp nhà nước thì sao đây, cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp có một vạn lý do để giải thích cho thất bại của mình. Hãy nhìn kết quả hoạt động của các doanh nghiệp độc quyền nhà nước từ trước đến nay để lấy đó mà làm gương.

Hãy để cho thị trường tự điều tiết theo quy luật của thị trường. Từ xưa đến nay, thị trường vàng tuân theo quy luật đó, cá nhân tự do kinh doanh, nộp thuế, không nên áp đặt độc quyền nhà nước.

Nếu lo ngại thị trường vàng bị lũng đoạn bởi các nhà đầu tư có tiềm lực lớn, thì nhà nước phải đặt ra công cụ quản lý, kiểm soát, không phải là ngăn cấm cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh.

Đó là một thử thách đối với bất cứ nhà nước nào, và không phải duy nhất thị trường vàng. Chẳng lẽ cái gì không quản được thì chuyển sang độc quyền Nhà nước.

Việt Nam thuyết phục thế giới công nhận có một nền kinh tế thị trường toàn diện, nhưng những chính sách kiểu này thì đi ngược lại.

Quan điểm anh là như thế, cám ơn em vẫn quan tâm chí sẻ trên trang của anh.

Trần Quí Thanh
(Hãy gửi thư cho tui: tranquithanh1956@gmail.com)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *