4 lời khuyên dành cho người mới làm quản lý

Hải Hà/ Báo DNSG
Nguồn: Internet
 
Từ quản lý nhóm tới quản lý khối luôn luôn có sự đổi mới. Bài học cho người mới làm quản lý và cả những người làm quản lý lâu năm. Anh chị em THP đã nghe tôi nói nhiều rồi. Nhưng học thêm những bài học thiết thực này không bao giờ thừa. Bản thân tui cũng phải học. Những bài học về nghiệp vụ như những thang thuốc bổ, cứ uống vào không bổ ngang cũng bổ dọc.
Trần Quí Thanh
—–

Cho dù bạn đang nhận vị trí mới ở công ty hiện tại, hay gia nhập một công ty mới, dưới đây là 4 thủ thuật để quản lý nhóm.

Khi bắt đầu một vị trí quản lý mới, bạn có thể cảm thấy căng thẳng. Làm cho mình trở thành đáng sợ có thể là một cách để thiết lập thẩm quyền. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có được sự tin tưởng và tôn trọng thực sự từ các thành viên trong nhóm, bạn cần xây dựng một mối quan hệ chuyên nghiệp với họ.

Cho dù bạn đang nhận vị trí mới ở công ty hiện tại, hay gia nhập một công ty mới, dưới đây là 4 thủ thuật để quản lý nhóm. Đây là kinh nghiệm được chia sẻ bởi Vip Sandhir – Giám đốc điều hành và nhà sáng lập HighGround, công ty giải pháp phần mềm nhân sự toàn cầu có trụ sở ở Chicago, bang Illinois, Hoa Kỳ.

Lên kế hoạch sơ lược cho các buổi họp riêng

Hãy tìm hiểu từng nhân viên của bạn để nắm được điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu và các sự ưu tiên của họ. Làm quen với cá nhân thông qua các cuộc họp riêng 1-1 để có thể nắm được cách quản lý họ tốt nhất.

Sandhir phân tích: “Bằng việc thường xuyên gặp các nhân viên, những người quản lý ngầm thể hiện rằng họ đang quan tâm đến nhân viên. Thêm nữa, nó cho phép các nhà quản lý có cơ hội truyền đạt những thay đổi để giúp cả nhóm làm việc theo một mục tiêu chung”.

Xác định cách các nhân viên muốn được đưa ra ý kiến và nhận phản hồi

Việc phản hồi ý kiến của nhân viên nhằm làm cho nhân viên hiểu được những gì công ty mong đợi từ họ, những gì họ đang làm tốt và những gì họ cần làm đúng. Trong khi động thái này có thể dùng để thị uy nhân viên, với tư cách là một người quản lý, bạn cũng có thể giảm bớt căng thẳng cho họ bằng cách lắng nghe những sở thích, mong muốn của họ.

Sandhir đưa ra lời khuyên: “Hãy cá nhân hóa cách bạn gửi phản hồi dựa vào nhu cầu của từng nhân viên. Trong những cuộc trò chuyện, người quản lý cần xách định cách mỗi nhân viên thích nhận phản hồi thế nào và điều chỉnh phong cách quản lý người đó cho phù hợp”.

Khi đưa ra phản hồi, hãy đảm bảo rằng mỗi thành viên đều biết được bạn đã nắm được những ưu điểm của họ, cả ở khía cạnh công việc và cá nhân. Điều này sẽ khuyến khích họ chia sẻ phản hồi của bạn tới người khác.

“Hãy giúp các nhân viên có cơ hội thể hiện ý kiến trung thực về hiệu suất làm việc của những người quản lý để họ có thể thay đổi bản thân nếu cần”, lời khuyên được đưa ra từ Sandhir.

Ông nói thêm: “Hãy hành động như một huấn luyện viên thay vì làm một nhà độc tài để đảm bảo các nhân viên cảm thấy thoải mái khi thông tin về thành tích của họ – đó cũng chính là sự tiến bộ của bạn với tư cách là quản lý của họ”.

Giao tiếp cởi mở

Giao tiếp cởi mở giúp tạo ra những ý tưởng mới và tăng sự cộng tác, điều đó cực kỳ quan trọng với bất kỳ nhóm nào. Mỗi người nên cảm thấy họ có tiếng nói trong công ty, bất kể họ làm ở vị trí nào.

Sandhir phân tích: “Đây là một điều quan trọng để thể hiện rằng người quản lý mới đơn giản không phải là người thầy chỉ huy mà là một người ủng hộ sự phát triển và tăng trưởng của các thành viên trong nhóm một cách chuyên nghiệp”.

Đánh giá các rào chắn hiện tại và đưa ra các giải pháp

Là người quản lý mới, bạn có thể cảm thấy chán nản bởi bất kỳ thiếu sót hoặc phàn nàn nào mà bạn phải đối mặt, nhưng điều quan trọng là thừa nhận các vấn đề phát sinh và cùng nhóm của mình giải quyết chúng.

Lời khuyên của Sandhir là: “Đừng ngại hướng về phía đồng nghiệp và giúp đỡ hoặc chỉ dẫn họ. Vì sau tất cả, bạn và họ là một đội”.

 
Nguồn: Theo báo Doanh nhân Sài Gòn
Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *