“Sai lầm nào trong công việc bạn từng mắc phải?”

Nguyễn Linh/ Tri Thức Trẻ
Nguồn ảnh: Internet.
 
Hỏi đáp trong tuyển dụng nhân viên dễ mà khó, cả người hỏi lẫn người trả lời. Tui đã nghe nhiều câu hỏi từ các CEO trẻ và các bạn trẻ đang đi kiếm việc về những hỏi đáp hóc búa trong các cuộc phỏng vấn.
 
“Suzy Welch – diễn giả nổi tiếng người Mỹ, tác giả của những cuốn sách kinh doanh bán chạy nhất New York Times – đã đưa ra thảo luận về sai lầm nghiêm trọng khi đi phỏng vấn nghề nghiệp khiến nhiều ứng viên không lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng. Trong đó, có việc trả lời một câu hỏi khiến số đông bối rối.”
 
“Sai lầm nào trong công việc bạn từng mắc phải?” là câu hỏi cực hóc búa nhưng cũng cực thú vị.
 
Trần Quí Thanh.
 
—–
 

Nhà tuyển dụng muốn biết thêm về nhiều khía cạnh, năng lực của các ứng viên nhiều hơn là tìm hiểu quá sâu về một vấn đề mà họ từng thất bại. Vì thế hãy chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi được mời phỏng vấn.

Suzy Welch là người đồng sáng lập Viện Quản lý Jack Welch chuyên đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh, nhà bình luận truyền hình và diễn giả nổi tiếng. Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, bà Suzy Welch đã nói về sự khác biệt giữa cách đối đáp thông minh của các ứng viên trong cuộc phỏng vấn việc làm, công ty tìm kiếm và tuyển dụng nhân viên tiềm năng như thế nào?

Sai lầm nào bạn từng mắc phải?

Các nhà tuyển dụng đặt câu hỏi không phải vì họ muốn nghe câu chuyện của các ứng viên, mà bởi vì họ muốn ứng viên chứng minh về con người, khả năng của họ phù hợp với vị trí ứng tuyển. Lấy ví dụ một câu hỏi sẽ gặp trong mọi cuộc phỏng vấn: “Sai lầm nào trong công việc mà bạn từng mắc phải?”

Với câu hỏi này, các nhà tuyển dụng đang cố gắng tìm hiểu rằng bạn là người có khả năng làm chủ hành động sai lầm của mình hay chỉ là một kẻ ngốc bị những người xung quanh đánh lừa. Họ cũng muốn biết bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu mọi việc không diễn ra theo kế hoạch.

Sai lầm bạn từng mắc phải sẽ khiến bạn suy sụp, đánh đổi bằng cả sự nghiệp hoặc nhiều hơn thế? Bạn có đủ đam mê, kiên cường và mạnh mẽ đứng dậy nói rằng “Ổn thôi, bạn sẽ khắc phục được mọi thứ!”

Trong cuộc phỏng vấn tuyển dụng, điều quan trọng là phải chọn ra sai lầm khiến bạn thay đổi tích cực nhất. Nếu chỉ đưa ra được những lỗi sai nhỏ và không làm nổi bật được khả năng của bản thân thì bạn đang tự đẩy mình vào vòng nguy hiểm, có thể bị loại khỏi cuộc phỏng vấn ngay”, bà Suzy Welch chia sẻ.

Bà Suzy Welch là người đồng sáng lập Viện Quản lý Jack Welch chuyên đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh, nhà bình luận truyền hình và diễn giả nổi tiếng.

“Đây không phải là thời gian để khiêm tốn. Tránh nói rằng bạn chưa từng có bất kì sai lầm nào để khoe khoang về sự hoàn hảo của bản thân. Cũng đừng đổ lỗi những sai lầm mà mình mắc phải vì bất kì nhân tố bên ngoài nào. Tốt nhất không giả tạo khi đi phỏng vấn, hãy khoe khoang và khiêm tốn một cách vừa đủ!”.

Trong cuộc phỏng vấn, nên thẳng thắn nói lên những sai lầm đủ lớn cho thấy bạn đã có nhiều va chạm và kinh nghiệm thực tế, nhưng sai lầm đó cũng phải đủ nhỏ để chứng minh bạn đã khắc phục tốt như thế nào. Không nên quá phóng đại sai lầm, cách khắc phục và kinh nghiệm của bản thân vì dễ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy phi thực tế.

Lưu ý rằng, ngay cả khi bạn đã lựa chọn được sai lầm đủ để gây ấn tượng từ nhà tuyển dụng nhưng cũng sẽ nhanh chóng làm hỏng cơ hội nếu tập trung vào tiêu cực quá lâu. “Dành phần lớn câu trả lời của bạn để làm nổi bật những gì bạn đã học được, cách bạn đã thay đổi và trưởng thành từ những sai lầm. Đó mới là chìa khóa giúp bạn có điểm trong mắt các nhà tuyển dụng“, bà Suzy Welch đưa ra lời khuyên đối với những ứng viên muốn lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng.

Bạn mong muốn mức lương như thế nào?

Một vấn đề khá nhạy cảm khi được đề cập đến trong những cuộc phỏng vấn tuyển dụng đó chính là mức lương. Ứng viên không đòi hỏi mức lương cụ thể thường là những người mới ra trường, không có nhiều kinh nghiệm và an phận thủ thường. Họ không biết giá trị của bản thân tới đâu, không đánh giá được khả năng và không có chí tiến thủ. Vậy nên khả năng được chọn vào các vị trí quan trọng là rất khó.

Trong khi đó, các ứng viên có thể đưa ra một mức lương mong muốn sẽ được đánh giá cao hơn. Thường họ là người đã có kinh nghiệm và chỉ ra được bản thân sẽ tạo ra được những giá trị xứng đáng với mức lương được hưởng.

 
Nguồn: Báo Cafef dẫn theo Báo Tri Thức Trẻ.
Link bài: Sai lầm nào trong công việc….
(http://cafef.vn/sai-lam-nao-trong-cong-viec-ban-tung-mac-phai-cau-hoi-khien-nhieu-nguoi-boi-roi-va-day-la-cau-tra-loi-duoc-long-nha-tuyen-dung-nhat-20180409211506287.chn)
Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *