Một số cách thức nổi bật mà các doanh nghiệp có thể áp dụng để thúc đẩy sự quan tâm của khách hàng, dựa trên các chương trình tri ân khách hàng thành công của các thương hiệu lớn.
Một cuộc nghiên cứu mới nhất của Colloquy (Mỹ) chỉ ra rằng có tới hơn 3 tỷ người tham gia vào các chương trình khách hàng trung thành. Dưới đây là một số cách thức nổi bật mà các doanh nghiệp có thể áp dụng để thúc đẩy sự quan tâm của khách hàng, dựa trên các chương trình tri ân khách hàng thành công của các thương hiệu lớn.
1. Cách tiếp cận mạnh mẽ
Khách hàng có thể sẵn sàng đăng ký chương trình khen thưởng, nhưng điều quan trọng họ phải biết là số lượng thành viên tham gia. Trên thực tế, chỉ có 13% khách hàng là những người trung thành với thương hiệu mà họ đã chọn. Chương trình khen thưởng vì vậy phải thật sự hấp dẫn để lôi cuốn khách hàng muốn đăng ký và sử dụng nó nhiều lần. Yếu tố cốt lõi là chương trình được thiết kế như thế nào đó để khách hàng tự nguyện tham gia và sẽ quay trở lại.
Ví dụ, chương trình tri ân khách hàng của một đại lý bán lẻ ngoài trời REI-Outdoor Clothing. Họ trả chi phí tham gia cho khách hàng và sau đó cung cấp các phiếu giảm giá với cùng số tiền để bù đắp chi phí của chương trình trong suốt năm.
Đó là cách để khách hàng tiếp cận sản phẩm nhiều hơn và họ mong muốn dùng phiếu giảm giá để mua hàng cách tiết kiệm (nhưng thực tế cửa hàng đã tính toán bù đắp phần hao tổn vào phiếu giảm giá). Vô hình trung, thương hiệu REI được nhớ đến đầu tiên mỗi khi khách hàng muốn mua sắm.
2. Khiến khách hàng cảm thấy đặc biệt
Các chương trình khen thưởng theo cấp bậc cũng rất hữu ích vì nó khiến cho các khách hàng VIP cảm nhận được giá trị thực sự mà doanh nghiệp cung cấp. Bằng việc trao thưởng nhiều hơn cho khách hàng thuộc level cao, giảm giá đặc biệt, tổ chức các sự kiện đặc biệt với khách hàng VIP cũng khẳng định doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn tới khách hàng của mình.
Khi khách hàng cảm nhận được giá trị của họ tại doanh nghiệp họ sẽ dần trở thành brand-advocaters (những người ủng hộ thương hiệu), do đó họ sẽ sẵn sàng bênh vực cho thương hiệu của bạn và chia sẻ, giới thiệu với tất cả bạn bè, người thân về chương trình mà bạn mang tới.
3. Hợp tác với các thương hiệu khác
Hiểu được phong cách sống và hành vi mua của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xác định được doanh nghiệp nào là đối tác có lợi nhất để tung ra các chương trình hợp tác khuyến mại. Thông qua đó, có thể cung cấp các giá trị tuyệt vời hơn tới khách hàng, tăng doanh thu theo hình thức win-win (đôi bên cùng có lợi).
Ngày càng có nhiều chương trình hợp tác chéo ra đời. Chuỗi khách sạn Starwood là một ví dụ trong việc hợp tác cùng có lợi với Uber, tức là khi khách hàng sử dụng tài khoản Uber đồng nghĩa với việc khách hàng được hưởng các chương trình ưu đãi của khách sạn và ngược lại. Cách tiếp cận sáng tạo này có thể giúp doanh nghiệp tăng số lượng khách tham gia vào chương trình, đồng thời tiếp nhận được nhiều thông tin hơn về hành vi của người tiêu dùng mà có thể sẽ sử dụng để phát triển nội dung, khuyến mãi và đề xuất liên quan trong tương lai.
4. Khiến khách hàng bất ngờ
Tặng cho khách hàng những phần thưởng, ưu đãi ngạc nhiên và lợi ích mà họ không mong đợi củng là một phương thức hữu hiệu để tạo ấn tượng và tăng sự cam kết trung thành của các khách hàng tiềm năng.
Ví dụ ở Sephora – chuỗi cửa hàng mỹ phẩm Pháp tung ra chương trình khuyến mại bất ngờ, mỗi khi khách hàng có đủ điểm thưởng họ nhận được thông báo đặc biệt từ cửa hàng qua cuộc gọi với các quà tặng như: trang điểm, sử dụng miễn phí mỹ phẩm mới nhất trong ba tháng liên tục, được nhận thêm các voucher giảm giá và nhiều ưu đãi đặc biệt khác mà cửa hàng khác không có được…
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (e-commerce) đang tạo ra nhiều cơ hội cạnh tranh công bằng cho tất cả các doanh nghiệp. Thời đại thông tin tràn ngập cũng khiến hình ảnh sản phẩm dễ dàng trôi đi nhanh chóng trong tâm trí người tiêu dùng.
Các chương trình tri ân khách hàng trung thành vì vậy càng đòi hỏi tính sáng tạo, đòi hỏi các nỗ lực thực hiện chương trình tri ân khách hàng trung thành cách hấp dẫn nhưng tiết kiệm hơn cho khách hàng, họ mới có thể dành nhiều thời gian hơn cho doanh nghiệp. Sự trung thành của khách hàng là người bạn đồng hành với thành công của chính doanh nghiệp.