An toàn trong tiêm vắc xin

Thanh Tùng/ Báo Thanh Niên

Nguồn hình: Báo Nhân Dân

—–

Trước khi tổ chức đợt tiêm gọi là “thần tốc” trên địa bàn TPHCM với 830.000 liều vaccine do Nhật Bản tài trợ, có nhiều ý kiến cho rằng ngành y tế và các địa phưng triển khai tiêm vaccine chậm. Nếu mỗi ngày chỉ tiêm 2.000 mũi, thì biết đến bao giờ mới tiêm hết 150.000 triệu liều để Việt Nam đạt miễn dịch cộng đồng như cam kết.

Đến khi chứng kiến gần 9.000 người chen chúc nhau đi tiêm vaccine ở sân vận động Phú Thọ hôm 25.6, thì dự luận cũng chỉ trích cách tổ chức tiêm vaccine không khoa học, không an toàn, vi phạm quy định 5 K do chính ngành y tế đưa ra.

Có nghĩa là chậm cũng bị phê bình, nhanh nhưng không an toàn cũng bị phê bình.

Dân phê bình đúng thì phải tiếp thu thôi.

Nhưng xin lưu ý, phải có cái nhìn công bằng trong vụ “khủng hoảng” Phú Thọ. Chúng ta phải rạch ròi hai công việc, một là công việc chuyên môn, hai là công việc tổ chức.

Chúng ta không thể trách các y bác sĩ, vì họ được giao nhiệm vụ đến địa điểm tiêm vaccine, họ tập trung tinh thần và khả năng chuyên môn để làm tốt nhiệm vụ, không xảy ra sự cố mất an toàn cũng đã quá tốt, họ không có thì giờ để đi lo sắp xếp, giãn cách cho người đi tiêm.

Công việc đó thuộc các lực lượng khác, trong đó có chính quyền địa phương.

Và chính quyền đã rút kinh nghiệm, ngay ngày hôm sau 26.6, việc tổ chức tiêm vaccine đã được chấn chỉnh, giữ khoảng cách an toàn.

Tui nghĩ, trong lúc ngành y tế và nhiều lực lượng khác căng mình chống dịch suốt hơn một năm qua, thì cũng có những sai sót nhất định, dư luận cần góp ý nhưng cũng nên chia sẻ và người dân hợp tác để phòng chống dịch hiệu quả hơn.

Thêm một điều cũng cần phải lưu ý, đó là mỗi người đi tiêm vaccine cũng cần có ý thức bảo vệ cho mình và cho cộng đồng. Tự thực hiện các quy định bảo vệ, đó là mang khẩu trang, cồn rửa tay, giữ khoảng cách.

Người Việt có thói quen chen chúc, chen ngang, không xếp hàng, khiến cho dù có ít người nhưng vẫn rất lộn xộn. Nếu cũng với số người đó, nhưng biết xếp hàng trật tự, thì tình hình sẽ khác.

Trần Quí Thanh

—–

An toàn trong tiêm vắc xin lúc này không chỉ từ khâu chuyên môn, mà còn có cả khâu tổ chức và ý thức của người đi tiêm.

TP.HCM đang triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay, tiêm cấp bách 836.000 liều với chỉ hơn 1 tuần, dự kiến hôm nay tiêm xong số liều trên.
Trước sức ép dịch bệnh gia tăng khiến cả địa phương, ngành y tế, người dân có tâm lý lo lắng, sốt ruột, muốn vắc xin sớm được tiêm cho người dân, nhất là những lực lượng làm công việc có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh.
Các bệnh viện công, tư… tại TP.HCM được huy động vào cuộc, cử các đội tiêm vắc xin (đã được tập huấn) làm nhiệm vụ tiêm chủng tại các điểm tiêm khắp thành phố những ngày qua. Có đội tiêm không nghỉ trưa, ăn cơm tại chỗ để đẩy nhanh tiến độ tiêm cho kịp…
Công việc cấp bách, dồn dập, có nhân viên y tế tiêm vắc xin quá căng thẳng khiến mệt, ngất xỉu; có nơi xảy ra trục trặc nhỏ; có điểm người đi tiêm tập trung quá đông, thiếu an toàn phòng dịch.
Nhìn hình ảnh một “biển người” ken nhau ở Nhà thi đấu Phú Thọ, Q.11, TP.HCM để chờ tiêm vắc xin Covid-19, khiến người ta rùng mình, bảo rằng chưa được tiêm có thể nhiễm bệnh, nếu trong số đó có người mang mầm bệnh. Với bối cảnh mầm bệnh trong cộng đồng rất nhiều, mức độ lây lan dịch Covid-19 nhanh mà tập trung dày đặc như thế rất nguy hiểm. Ngay sau đó, TP.HCM đã chấn chỉnh, hôm qua (26.6), tại Nhà thi đấu Phú Thọ đã sắp xếp giãn cách với người chờ tiêm.
Với tâm trạng lo lắng trước đại dịch, muốn mình được tiêm vắc xin trước dễ làm người ta nôn nóng. Nhưng quá nôn nóng sẽ dẫn đến thiếu sót, thậm chí vi phạm trong phòng chống dịch.
Chia sẻ với chúng tôi, các bác sĩ đang tham gia chiến dịch tiêm vắc xin đều lưu ý, khi đi tiêm vắc xin cần tuân thủ nguyên tắc 5K, trong đó giữ khoảng cách là 1 trong những K đáng lưu ý.
Việc giữ trật tự, khoảng cách trong lúc chờ tiêm, nếu chỉ y bác sĩ thì khó kham nổi, vì với quân số như vậy họ chỉ làm chuyên môn đã đuối. Do vậy, cần sự hỗ trợ của các lực lượng địa phương (phường, quận…) tại các điểm tiêm, nhất là điểm tiêm lưu động; và quan trọng hơn là ý thức phòng dịch của từng người đi tiêm, kể cả khi tiêm xong trong lúc chờ theo dõi 30 phút không tụm 5, tụm 7. An toàn trong tiêm vắc xin lúc này không chỉ từ khâu chuyên môn, mà còn có cả khâu tổ chức và ý thức của người đi tiêm.
Ban tổ chức các điểm tiêm cần chia giờ, lịch tiêm, lượng người của mỗi đơn vị đến tiêm hợp lý; phân luồng, kiểm soát lượng người vào điểm tiêm, không để dồn một lúc quá đông, không đảm bảo khoảng cách phòng dịch.
Cuộc chiến với đại dịch vẫn còn kéo dài, việc tiêm vắc xin phòng dịch còn tiếp tục; điều căn cơ là chúng ta phải có nguồn vắc xin đều đặn, để công tác tiêm dàn trải. Còn nếu nguồn vắc xin không có đều, đến khi có lại cấp tập tiêm dẫn đến áp lực cho đội ngũ tiêm và tập trung đông người, dễ dẫn đến điều không mong muốn.

NGUỒN:  Theo Báo Thanh Niên

Link bài: An toàn…

https://thanhnien.vn/chao-buoi-sang/an-toan-trong-tiem-vac-xin-1404908.html

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *