Bí mật bên trong những phim trường tỉ đô ở Trung Quốc

Nhã Xuân/ Báo Tuổi Trẻ

Nhiếp ảnh gia Mark Parascandola vừa ra mắt quyển sách Once Upon a Time in Shanghai khắc họa sự phát triển mạnh mẽ của điện ảnh Trung Quốc những năm qua.

 

Ngọ Môn của Tử Cấm Thành được tái hiện hoành tráng tại phim trường Hoàng Điếm ở thị xã Đông Dương, tỉnh Chiết Giang. Đây được xem là phim trường lớn nhất thế giới – Ảnh: Mark Parascandola

Trong bài viết giới thiệu về quyển sách sẽ chính thức lên kệ vào tháng 11 năm nay, Bloomberg nhìn lại thành tựu của điện ảnh Trung Quốc trong những năm gần đây, bắt đầu từ bom tấn Ngọa hổ tàng long năm 2000, đến Lưu lạc địa cầu năm 2019 với doanh thu gần 700 triệu USD chủ yếu đến từ phòng vé trong nước.

Sau tiếng vang từ Ngọa hổ tàng long, ngành công nghiệp phim ảnh của Trung Quốc dường như “bùng nổ”, và nhiều đại phim trường hàng tỷ USD được xây dựng để phục vụ “sản xuất”.

“Parascandola hướng ống kính của mình vào ngành công nghiệp điện ảnh ở Trung Quốc ngày nay, nơi đã sản xuất nhiều phim hơn Hollywood và sẵn sàng trở thành thị trường xem phim lớn nhất thế giới bất cứ lúc nào”, trang all-about-photo.com giới thiệu về Once Upon a Time in Shanghai.

Quyển sách gồm 70 bức ảnh mà Mark Parascandola chụp trong 5 năm qua tại nhiều địa điểm sản xuất phim khắp Trung Quốc.

Những phim trường này theo thời gian còn trở thành những địa điểm tham quan thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Màn biểu diễn phục vụ du khách tái hiện lại cảnh phim về Hoàng Phi Hồng – Ảnh: Mark Parascandola

Trong số những nơi đó, nổi bật có phim trường Hoàng Điếm, nơi được xem là phim trường lớn nhất thế giới với nhiều ngôi làng và cả một bản sao với kích thước bằng với Tử Cấm Thành.

“Trong 5 năm qua, tôi đã nghiên cứu, đến thăm và chụp ảnh nhiều địa điểm sản xuất phim ở Trung Quốc: phim trường Hoành Điếm có quy mô vô song, Công viên Điện ảnh Thượng Hải với khung cảnh đường phố từ những năm 1930, phim trường Western Film City bên rìa sa mạc của tỉnh Ninh Hạ, và nhiều nơi khác nữa.

Phim trường ở Trung Quốc không chỉ là những công trình dán gỗ tạm bợ, mà là những pháo đài hoành tráng, cung điện nguy nga và các khu phố nhà cao cửa rộng”, Mark Parascandola viết trong phần giới thiệu về quyển sách trên website của anh.

Sinh sống tại Washington (Mỹ), Mark Parascandola được biết đến là một nhiếp ảnh gia tài liệu mỹ thuật, theo all-about-photo.com. Anh đặc biệt quan tâm đến cách nhiếp ảnh và phim ảnh định hình quan điểm của con người về lịch sử và sự thật.

Trước Once Upon a Time in Shanghai, Mark Parascandola từng xuất bản quyển Once Upon a Time in Almería: The Legacy of Hollywood in Spain năm 2017.

Một số hình ảnh mà Mark Parascandola ghi lại tại các phim trường ở Trung Quốc:

Du khách tham quan phim trường Hoàng Điếm – Ảnh: Mark Parascandola
Một diễn viên đi dạo tại phim trường China Film Group State Production Base ở Bắc Kinh. Phim trường nhà nước này khai trương năm 2008 và có diện tích rộng khoảng 15 ha – Ảnh:Mark Parascandola
Diễn viên phụ nghỉ ngơi tại phim trường Xiangshan Film and TV City ở ở Ninh Ba, Chiết Giang. Hãng phim này tuyên bố đã sản xuất hơn 450 bộ phim điện ảnh và truyền hình – Ảnh: Mark Parascandola
Diễn viên đóng thế diễn xuất tại phim trường Huzhou Film and Television City trên bờ phía nam Thái Hồ, cách Thượng Hải khoảng hai giờ lái xe – Ảnh: Mark Parascandola
Diễn viên đứng trước một phông xanh trong Công viên Điện ảnh Thượng Hải, nơi một trung tâm thành phố vào những năm 1930 được tái hiện lại – Ảnh: Mark Parascandola
Công viên Điện ảnh Thượng Hải – Ảnh: Mark Parascandola
Diễn viên nghỉ ngơi ăn trưa ở Công viên Điện ảnh Thượng Hải – Ảnh: Mark Parascandola
Một diễn viên đi lại trong lúc không có cảnh quay ở phim trường Xiangshan Film and TV City – Ảnh: Mark Parascandola
Diễn viên ngồi nghỉ chờ cảnh quay tại phim trường China Film Group State Productions Base – Ảnh: Mark Parascandola
Một nhân viên bảo vệ ngồi bên ngoài khu vực Stage 15 tại phim trường China Film Group State Production Base ở Bắc Kinh – Ảnh: Mark Parascandola
Thế giới điện ảnh Huayi Brothers, thành phố Tô Châu – Ảnh: Mark Parascandola

NGUỒN:  Theo Báo Tuổi Trẻ online

Link bài: Bí mật bên trong…

(https://tuoitre.vn/bi-mat-ben-trong-nhung-phim-truong-ti-do-o-trung-quoc-20191030003302557.htm)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *