Bộ tộc Columbia ẩn dật nghìn năm, tự nhận mình là anh của cả thế giới

Hoài Anh/ Báo Zing News

Bộ tộc Kogi luôn mang trong mình tư tưởng bảo vệ thiên nhiên. Họ sợ người phương Tây và coi mình là người bảo vệ thế giới cổ đại.

Kogi là bộ lạc sống biệt lập với thế giới bên ngoài suốt 1.000 năm. Họ sống ở vùng núi hẻo lánh phía bắc Colombia. Nhiếp ảnh gia Julian Lennon đã ghi lại cuộc sống của họ bằng những tấm hình đen trắng.
Trong ảnh, đôi vợ chồng đang trao đổi quà tặng cho nhau.
“Tôi muốn mọi người biết những bộ tộc này vẫn còn tồn tại. Cả thế giới này vẫn chưa phải một cỗ máy thương mại lớn”, nhiếp ảnh gia nói. Trong ảnh, các trưởng lão cùng bàn bạc nhiều vấn đề.
Kể từ khoảng năm 1000, người Kogi đã sống ở vùng núi Sierra Nevada de Santa Marta trên bờ biển Caribbean của Colombia. Dân số của bộ tộc này chỉ khoảng 20.000 người. Năm 1990, bộ tộc này đồng ý tham gia một bộ phim tài liệu của BBC với mong muốn cảnh báo người phương Tây về tác động xấu đến môi trường. Trong ảnh, một cậu bé được chọn làm thủ lĩnh tiếp theo.
Người bộ tộc Kogi tự coi mình là người bảo vệ thế giới cổ đại. Họ nhận là “anh cả” của toàn thế giới. Trong lần phỏng vấn với BBC, người bộ lạc này đã nói sứ mệnh của họ là chăm sóc động, thực vật. Xã hội của họ sống vì lẽ đó.
Con ngựa hoang sống trong khu vực của bộ tộc Kogi.
Khoảnh khắc lãng mạn của trưởng lão bộ tộc và vợ.
Khi cần bàn bạc các vấn đề lớn như thực phẩm, thời tiết…, người Kogi lại tập trung tại một túp lều chính.
Trong một ngày, người thuộc bộ tộc sẽ tập hợp nhiều lần để thảo luận về các vấn đề địa phương cũng như toàn thế giới. Điều họ dành sự quan tâm lớn là sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Đa số người Kogi ăn rau hàng ngày. Thỉnh thoảng, họ sẽ đổi bữa với cá. Lennon nhận xét bữa cơm của người Kogi dù đơn giản mà vẫn ngon. “Nó thường là cơm, rau và trái cây”, anh kể.

NGUỒN:  Theo Báo Zing News

Link bài: Bộ tộc…

https://zingnews.vn/bo-toc-columbia-an-dat-nghin-nam-tu-nhan-minh-la-anh-cua-ca-the-gioi-post1217653.html

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *