Ngọc Quyên/ Báo DĐDN
Gần 2 năm sau khi dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc, lượng cổ phiếu Zoom mà CEO Eric Yuan nắm giữ trị giá gần 17 tỷ USD.
Tỷ phú Eric Yuan sinh năm 1970 tại thành phố Phủ An, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Theo tạp chí Forbes, cha mẹ ông làm nghề kỹ sư khai thác mỏ. Ông tốt nghiệp đại học chuyên ngành toán ứng dụng và lấy bằng thạc sĩ ngành kỹ thuật tại Đại học Công nghệ khai thác mỏ Trung Quốc. Ông từng dành 4 năm sau tốt nghiệp để làm việc tại Nhật Bản.
Tỷ phú Eric Yuan đã đi một con đường thật dài và khó khăn, từ thời điểm thành lập một công ty khởi nghiệp phần mềm nhỏ ở Bắc Kinh tới khi đặt chân lên sàn Nasdaq và trở thành CEO của một trong 10 công ty phần mềm đám mây được định giá cao nhất thế giới.
Khi nền kinh tế toàn cầu lao đao trong dịch COVID-19 đã khiến túi tiền nhiều tỷ phú vơi đi đáng kể. Tuy nhiên “thời thế tạo anh hùng”, các ông lớn ngành công nghệ lại chứng kiến tài sản của mình tăng rất nhanh, và Eric Yuan – người sáng lập ứng dụng họp trực tuyến Zoom là một trong số đó.
Năm 1997, ở tuổi 27, Eric Yuan quyết định sang Mỹ sinh sống và phát triển sự nghiệp. Quyết định sang Mỹ định cư được đưa ra sau khi ông được nghe Bill Gates thuyết trình về tiềm năng của internet trong tương lai tại một sự kiện ở Trung Quốc, Eric Yuan đã ấp ủ ước mơ rời quê hương để đến Thung lũng Silicon lập nghiệp. Tuy không nói được tiếng Anh nhưng CEO Eric Yuan biết viết mã máy tính và được nhận làm nhân viên kỹ thuật của công ty cung cấp dịch vụ hội nghị trực tuyến WebEx. Nhưng giờ đây, CEO Eric Yuan đã trở thành 1 trong 500 tỷ phú giàu nhất thế giới theo danh sách của Bloomberg với khối tài sản 5,6 tỷ USD.
Những năm đầu tiên của Yuan ở Cisco khá tuyệt vời nhưng sau đó ông phát hiện khi trò chuyện với khách hàng của công ty về sản phẩm, họ đều không hài lòng. Theo quan điểm của mình, Yuan cho rằng sản phẩm của Cisco phát triển không đủ nhanh. Là một kỹ sư phần mềm lâu năm sở hữu nhiều bằng sáng chế liên quan đến công nghệ thời gian thực, Yuan cảm thấy sự phát triển của smartphone và máy tính bảng đã tạo ra những cơ hội mới giúp hội nghị trực tuyến trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết.
Năm 2011, Yuan nhận ra rằng nếu muốn tạo ra một sản phẩm theo cách mình muốn, ông phải nói lời tạm biệt công việc điều hành được trả lương cao hiện tại để tự mình gây dựng công ty mới. Ông quyết định rời Cisco và bắt đầu phát triển nền tảng phần mềm hội nghị trực tuyến của riêng mình đồng thời huy động vốn đầu tư.
Khi được hỏi tại sao lại bỏ vị trí phó chủ tịch với mức lương hậu hĩnh bởi đó là một sự mạo hiểm lớn, Yuan giãi bày: “Tôi đã không thấy vui vẻ, hạnh phúc với công việc ở Cisco. Vì vậy, về mặt tinh thần, đó không phải là rủi ro. Chẳng phải mục đích của cuộc sống là để được hạnh phúc hay sao?”.
Tuy nhiên, ứng dụng Zoom không được hậu thuẫn bởi những gã khổng lồ công nghệ Mỹ như Facebook, Google, Microsoft hay Cisco. Thậm chí, những đại gia này còn đang tìm cách bắt kịp Zoom. Khởi đầu từ một công ty nhỏ ở Delaware, doanh thu của Zoom đã tăng gấp 4 lần và lợi nhuận tăng gấp 90 lần trong một năm qua. Cổ phiếu Zoom tăng vọt 450%, trở thành một trong những cổ phiếu tăng trưởng nhất năm bên cạnh nhà sản xuất vaccine Moderna và hãng xe điện khởi nghiệp Trung Quốc Nio. Người sáng lập và CEO của Zoom, Eric Yuan hiện lọt top 100 người giàu nhất thế giới. Theo FactSet, lượng cổ phiếu Zoom mà ông này nắm giữ trị giá gần 17 tỷ USD.
Sau 2 năm, con số đó đã tăng lên khoảng 65.000 công ty với hơn 40 triệu người sử dụng. Một trong những yếu tố tạo ra sự phát triển đó là Zoom cung cấp sản phẩm miễn phí mà mọi người có thể sử dụng để truyền phát các cuộc gọi video trên thiết bị di động hoặc đồng bộ hóa với thiết bị hội nghị truyền thống trong không gian văn phòng. Một số dịch vụ cơ bản của Zoom miễn phí, tuy nhiên khách hàng doanh nghiệp có thể đăng ký hàng tháng với mức phí nhất định để sử dụng được nhiều tính năng và cho phép nhiều người sử dụng phần mềm hơn.
Cuối tháng 11/2020, lợi nhuận của công ty đạt 777 triệu USD, tăng 367% so với năm ngoái. Công ty hiện có 433.700 khách hàng đăng ký, tăng 63% so với 6 tháng trước, khi đang ở thời điểm đỉnh cao của làn sóng dịch đầu tiên.
Các công ty trên thế giới ngày càng sẵn sàng từ bỏ không gian văn phòng tốn kém và thuê nhân viên bất kể họ ngồi ở đâu. Theo công ty nghiên cứu Gartner của Mỹ, vào năm 2024, sẽ chỉ có 1/4 các cuộc họp công việc diễn ra trực tiếp, báo hiệu một tương lai đầy hứa hẹn cho Zoom.
NGUỒN: Theo Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp
Link bài: Câu chuyện….
https://doanhnghiep.enternews.