Chúng ta vẫn tụt hậu trước những thay đổi mang tính sống còn của thời đại

Trần Quí Thanh

Nguồn hình: Internet

—–

Chào anh Trần Quí Thanh,

Tôi theo blog của anh được 3 năm nay mới viết thư gửi anh. Chẳng nịnh anh làm gì nhưng doanh nhân có một blog hoành tráng và sâu sắc như anh hơi bị hiếm đấy, theo tôi thì hình như không có ai. Đặc biệt không có doanh nhân nào kiên trì giúp đỡ lớp trẻ khởi nghiệp được như anh. Thật quí hoá quá. 

Nhân đây đề nghị anh cho các cháu khởi nghiệp biết những việc cần làm ngay hậu Covid-19. Được như vậy thì quí lắm. 

Chúc anh vui khoẻ an lành

Lê  Đức Trí (Tp Vinh): trihuu_vinhna@gmail.com

—– 

Anh Lê Đức Trí mến!

Cảm ơn anh đã chia sẻ và động viên. Làm blog cũng là niềm vui của tui anh ạ. Mình già rồi đóng góp cho đời được chút nào hay chút đó anh ạ.

Riêng về đề tài này tui đã viết khá nhiều bài, không phải bây giờ mà ngay từ khi bùng nổ dịch Covid-19 đợt một. Quan điểm của tui là cho dù đại dịch xảy ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một quốc gia hay thậm chí toàn cầu, thì bao giờ cũng có những doanh nghiệp sống sót.

Dịch Covid-19 dù ghê gớm đến đâu, chắc chắn trong nay mai nó cũng sẽ bị ngăn chặn, cuộc sống của con người trên trái đất này sẽ quay lại trạng thái bình thường. Và tui rất thích khái niệm “bình thường mới”.

“Bình thường” có nghĩa là không còn dịch, sinh hoạt trở lại, nhưng “mới” là không phải sinh hoạt và sản xuất kinh doanh như cũ, mà có sự thay đổi trong đời sống, lối sống, trong sản xuất kinh doanh.

Những thay đổi đó không đợi đến sau dịch, mà từ bây giờ, con người ta phải thực hiện.

Cụ thể, đối với cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt là Start up, phải chuyển đổi số càng sớm càng tốt. Công nghệ hóa các hoạt động là cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như quản trị điều hành. Đây chính là “cơ hội” mà đại dịch Covid-19 tặng cho nhân loại. Trong “nguy” có “cơ” là vậy.

Anh Trí biết đó, trên thế giới có gần 90% doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi số, còn Việt Nam chỉ có 21% doanh nghiệp mới bắt đầu có các hoạt động chuẩn bị tham gia chuyển đổi số. Chúng ta đã đi sau và sau quá xa trước những thay đổi mang tính sống còn của thời đại.

Số hóa, chuyển những hoạt động offline sang trực tuyến nếu có thể, ngay cả buôn bán cũng khai thác tối đa công nghệ, thoát ly hoàn toàn khỏi cách làm thủ công. Chọn cách làm nào thì vùng tư duy của chúng ta sẽ hoạt động trong không gian đó. Nếu còn làm thủ công thì sẽ tư duy theo kiểu ao làng mà thôi.

Một yếu tố quan trọng khác là ngay bây giờ phải huy động tất cả sức lực, trí tuệ, thời gian để làm việc. Mỗi người phải làm việc tối đa, khai thác hết năng lượng của mình, tính tập trung cao tuyệt đối, mới vượt qua được thử thách.

Thế anh nhé, có gì cứ gửi thư cho tui.

 

Trần Quí Thanh

(Hãy viết thư cho tôi: tranquithanh1953@gmail.com)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *