Chuyển đổi số ở Tân Hiệp Phát bắt đầu như thế nào?

Vân Uyên/ Báo Thanh Tra

Chuyển đổi số ở Tân Hiệp Phát bắt đầu như thế nào?

Đối với Tân Hiệp Phát, nguồn cơn của chuyển đổi số có thể bắt đầu từ 20 năm trước. Ở mỗi giai đoạn phát triển, các lãnh đạo của Tân Hiệp Phát lại phải tìm kiếm các giải pháp mới để đáp ứng nhu cầu về quản lý và vận hành cho phù hợp với quy mô ngày càng lớn hơn doanh nghiệp. Ông Phạm Nguyễn Ngọc Tuấn – Giám đốc Khối công nghệ thông tin Tân Hiệp Phát chia sẻ như vậy.

PV: Chuyển đổi số ở Tân Hiệp Phát bắt đầu như thế nào?

Ông Phạm Nguyễn Ngọc Tuấn: Khi định nghĩa về Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP) còn chưa được hiểu đúng ngay cả ở các doanh nghiệp công nghệ Việt, Tân Hiệp Pháp đã cùng một số công ty chuyên về công nghệ thông tin tới tham quan các doanh nghiệp cùng ngành ở châu Âu để học hỏi kinh nghiệm.

Dù rất quyết tâm nhưng đó không phải hành trình dễ dàng. Chúng tôi làm, sai và phải trả giá rất nhiều trên con đường ấy. Tuy nhiên, nó không thể làm lung lay quyết tâm của những người Tân Hiệp Phát. Lãnh đạo của mỗi đơn vị chức năng trở thành người dẫn dắt đội ngũ của mình vượt qua khó khăn để hiện thực hóa chuyển đổi số trong đơn vị của họ. Sau đó, là sự phối hợp chéo giữa các bộ phận cùng quyết tâm to lớn của những lãnh đạo cao nhất.

Sau nhiều nỗ lực, chúng tôi rất tự hào khi hệ thống phần mềm hoạch định doanh nghiệp của mình đã được nâng cấp và vận hành trên nền tảng đám mây, đóng góp rất lớn vào công cuộc chuyển đổi số sâu, rộng của Tân Hiệp Phát. Bên cạnh công nghệ, việc đặt con người là trọng tâm của quá trình chuyển đổi giúp tiến trình đi đúng hướng và thành công.

Sự kết hợp giữa con người và công nghệ là cách duy nhất để tạo ra giải pháp phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Công nghệ, dù hiện đại tới đâu, cũng không thể phát huy hiệu quả khi con người chưa sẵn sàng đáp ứng. Ở Tân Hiệp Phát, mọi công nghệ được đưa vào cần phải phù hợp và tạo ra giá trị thay vì trở thành gánh nặng cho tổ chức.

PV: Đại dịch Covid-19 tạo ra những thách thức to lớn cho các doanh nghiệp. Tân Hiệp Phát đã vượt qua những thách thức đó như thế nào để biến khó khăn thành cơ hội?

Ông Phạm Nguyễn Ngọc Tuấn: Mọi doanh nghiệp đều chịu tác động của đại dịch, trong đó có cả Tân Hiệp Phát. Tuy nhiên, chúng tôi xác định những khó khăn mà Covid-19 mang lại chính là cú huých lớn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Vì sống còn, chúng tôi buộc phải tập những thói quen mới và kỳ vọng vào những kết quả đột phá. Việc đầu tư hệ thống “chat nội bộ” là một ví dụ. Khi mọi người bị chia cách do dịch, hệ thống này vẫn đảm bảo thông tin liên lạc, qua đó giúp duy trì các mục tiêu kinh doanh cũng như đảm bảo tiến độ công việc.

PV: Quá trình chuyển đổi số luôn là thách thức lớn, nhất là về mặt con người. Tân Hiệp Phát đã làm như thế nào để cả bộ máy khổng lồ có thể nhìn cùng về một hướng, chấp nhận vượt qua những thay đổi để có thể chuyển đổi số?

Ông Phạm Nguyễn Ngọc Tuấn: Để chuyển đổi số một tập đoàn lớn như Tân Hiệp Phát chắc chắn không phải nhiệm vụ dễ dàng. Một trong những trở ngại lớn là văn hóa cục bộ của từng phòng ban, điều khiến mọi người khó nhìn chung về một hướng. Ý thức được điều đó, chúng tôi đã lập ra cơ chế phối hợp thông qua 7 chu trình dịch vụ: từ kế hoạch đến thực thi; từ ý tưởng cho đến vận hành; từ ngân sách cho đến thanh toán nhà cung cấp; từ đặt hàng đến thu tiền; từ tuyển dụng đến thôi việc; từ ghi nhận đến báo cáo; từ vận hành tài sản đến thanh lý tài sản.

Mỗi chu trình này đều được hoàn thiện sau khi tổng hợp từ rất nhiều chu trình liên phòng ban nhỏ hơn. Các phòng ban sẽ vận hành những chu trình nhằm tạo ra giá trị lớn nhất. Công nghệ chính là nền tảng để đảm bảo các chu trình này vận hành hiệu quả và trơn tru.

Bên cạnh đó, Tân Hiệp Phát còn có cẩm nang Giá trị cốt lõi và Năng lực lãnh đạo, vốn được coi là kim chỉ nam cho toàn bộ quá trình phát triển năng lực và nguyên tắc phối hợp giữa các thành viên. Sự kết hợp này đảm bảo mọi người cùng nhìn về một hướng, nhằm đạt được những mục tiêu của công ty trong ngắn hạn và dài hạn.

PV: Chuyển đổi số và tự động hóa luôn khiến một bộ phận người lao động bị “bỏ lại phía sau”. Tân Hiệp Phát thì lại được biết tới với mô hình như một gia đình lớn. Vậy làm sao để những người “bị bỏ lại phía sau” tìm được cơ hội mới trong quá trình thay đổi này?

Ông Phạm Nguyễn Ngọc Tuấn: Tân Hiệp Phát là một gia đình lớn nhưng không có nghĩa là chúng tôi sẽ “nuôi dưỡng” những thói quen, tư duy tạo nên sự trì trệ, lỗi thời. Với các giá trị cốt lõi làm kim chỉ nam, mỗi thành viên trong đại gia đình Tân Hiệp Phát đều tự hào về “tinh thần làm chủ trong công việc, biến những điều không thể thành có thể, biến thách thức thành cơ hội, hạnh phúc vì tạo ra giá trị cho người khác…”. Thấm nhuần tư tưởng này, không ai ở Tân Hiệp Phát không thể không tìm thấy cơ hội cho mình trong tiến trình chuyển đổi số.

Với phương châm “không gì là không thể”, đại dịch Covid-19 cùng những thách thức nó mang lại thực sự là cơ hội để chúng tôi cải thiện phương thức vận hành của mình nhằm đáp ứng được đòi hỏi của kỷ nguyên số. Ngoài ra, nó cũng giúp làm lộ ra những lỗ hổng, những điểm bất hợp lý mà bình thường, chúng ta sẽ không thể phát hiện.

Cùng với quyết tâm to lớn của ban lãnh đạo, chúng tôi nghĩ mình có đủ mọi nguồn lực để tiến xa hơn và nhanh hơn trong hành trình số hóa bất kể những tác động to lớn của dịch bệnh.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

NGUỒN:  Theo Báo Thanh Tra

Link bài: Chuyển đổi số…

https://thanhtra.com.vn/kinh-te/lao-dong-viec-lam/chuyen-doi-so-o-tan-hiep-phat-bat-dau-nhu-the-nao-185489.html

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *