Đào Tuấn/ Báo Lao Động
—-
Mấy bữa nay, tui theo dõi thông tin về chuyện giáo viên đi học để được thăng hạng. Có nhiều giáo viên viết trên trang cá nhân hay trả lời báo chí, coi đây như một sự xúc phạm.
Bởi vì, tốt nghiệp 4 năm đại học sư phạm, ra trường đi dạy cả đời người, đến khi sắp về hưu, lại phải đi học những thứ mà họ cho là “trẻ trâu”.
Giáo viên phải đi học, để được chứng nhận một thứ chẳng có giá trị gì, nhưng tốn kém tiền bạc và mất thời gian, quá vô lý.
Sau khi nghe dư luận phản ánh chuyện giáo viên quá khổ sở vì đi thi lấy chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, Bộ Giáo dục Đào tạo đã bỏ hai loại chứng chỉ này, sao lại cột giáo viên vào một cái tròng như thế này?
Bỏ được các thứ chứng chỉ không phù hợp, thì lại vướng vào những quy định thăng hạng rất hình thức, chỉ để hành hạ nhau và tiêu hao tiền của mà thôi.
Khái niệm Chính phủ kiến tạo mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra, trong đó có một yếu tố đó là bỏ đi điều kiện kinh doanh, hay còn gọi là “giấy phép con”. Đối với việc thăng hạng của giáo viên, cũng là một loại giấy phép con.
Loại giấy phép con này phải dẹp cho bằng được.
Trần Quí Thanh
—–
Có mặt điểm danh, cho 5 buổi học, kể cả online, 2,5-3 triệu đồng. Đây là cách hơn 1 triệu giáo viên sẽ phải làm để có thứ mà chúng ta gọi là “chứng chỉ chức danh nghề nghiệp”.
Tiếng kêu khắp nơi từ các nhà giáo, từ người đã “dạy học cả chục năm nay” cho đến giáo viên hạng III… ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành liền tay chùm các thông tư yêu cầu “chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp” như một điều kiện để được bổ nhiệm và tăng lương.
Kêu, bởi việc phải học những kiến thức “không có gì mới”; Bởi vài buổi học hoá ra lại là yếu tố quyết định cả sự nghiệp giảng dạy. Kêu, bởi thứ chứng chỉ này như một thứ tai ách chẳng những làm mất thời gian, tốn kém tiền bạc mà còn khiến người ta cảm thấy vô lý. Không lẽ ít nhất 4 năm đại học và vô số giờ giảng dạy mang tính kinh nghiệm chưa đủ để phải “đẻ” thêm một thứ chứng chỉ?
Nhưng nạn nhân của thứ chứng chỉ “giấy phép con” này không chỉ là đội ngũ giáo viên và Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ là người “chịu trận” đầu tiên khi là đơn vị sớm ban hành các thông tư hướng dẫn.
Xem lại nghị định 101, chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức là một trong những điều kiện để viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng, xét bổ nhiệm vào hạng; được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề.
Có nghĩa không chỉ giáo viên, tất cả các công chức đều phải “chịu” cái chứng chỉ này.
Trước bức xúc của giáo viên, Đại diện Cục Nhà giáo từng giải thích: Muốn bỏ quy định về chứng chỉ thì cần thiết phải xem xét, sửa các quy định trước hết tại Luật Viên chức và Nghị định 101.
Còn nhớ khi các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ làm khổ giáo viên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ từng nêu quan điểm: “Bộ GDĐT nhận thấy, đối với giáo viên nói riêng và công chức, viên chức nói chung, quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là không cần thiết”.
Trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 8, tháng 11.2019, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cũng đã nhận trách nhiệm và hứa sẽ rà soát, tham mưu với Chính phủ để sửa đổi quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để công chức, viên chức “không phải khổ nữa”.
Và bây giờ, trước bao nhiêu thở than, bức xúc với thứ chứng chỉ tốn tiền, mất thời gian và vô nghĩa này, cũng mong các vị tư lệnh ngành một lần nữa lắng nghe và dũng cảm để bỏ đi một thứ không cần thiết.
Chứ chưa kể hàng triệu công chức khác, riêng 1 triệu giáo viên với 2,5-3 triệu tiền “đào tạo” để có chứng chỉ. Chi phí vô lý và vô nghĩa ấy đã lớn lắm rồi.
NGUỒN: Theo Báo Lao Động
Link bài: Cởi bỏ…
https://laodong.vn/su-kien-