Thứ trưởng Vương Duy Biên nói: “Mấy bài đó có sao đâu? Đừng thổi phồng quan điểm”.
Thời sinh viên của tụi tui cách đây gần 50 năm, thường thích nghe nhạc bolero. Bài “Con đường xưa em đi” tụi tui cũng hay hát. Thích thì hát chứ có ai nghĩ đường xá gì đâu, hát và mơ mộng về cuộc tình, tơ tưởng về cô gái đẹp có mái tóc thề, đẹp hơn nữa vì có nắng vàng hôn lên. Vậy mà có người tưởng tượng hát bài này “khiến cho một bộ phận giới trẻ phân tâm, lo lắng. Họ sẽ đặt câu hỏi, liệu con đường mình đang bước đi có đúng hay không, hay cái kia mới đúng”.
Giới trẻ nào lại đi hỏi ngớ ngẩn như vậy?
Với lối suy diễn đó thì tại sao ca khúc “Ly rượu mừng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương được cơ quan quản lý của nhà nước cấp phép phổ biến. “Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do”, nếu chẻ sợi tóc làm tư thì ngày hôm nay chưa tự do hay sao?
Tui không rành nghệ thuật, âm nhạc, chỉ thấy thích ca khúc nào thì nghe, thì hát. Ai băn khoăn “con đường xưa là con đường nào” cứ việc, còn tui nhớ con đường xưa là con đường em đi. Tui nhớ lắm.
Ồn ào quanh 'Con đường xưa'
Cố nhạc sỹ Châu Kỳ.