Cứ làm việc hết mình thì cuộc đời sẽ khác


Nguồn: Internet

Chào đại ca!

Đàn em khu Cầu Muối của đại ca đây, Tuấn lé, đại ca nhớ hôn? Chắc đại ca không nhớ thằng nhóc 16 tuổi ngưỡng mộ đại ca quá trời hồi đó đâu. Bởi từ 1967 thằng em ra nước ngoài học, định cư tại Đức luôn. Báo để đại ca mừng, cái thằng văn dốt vũ dát năm xưa cũng kiếm được bằng đốc tờ hoá thực phẩm, tiếc không ở trong nước để hợp tác cùng đại ca.

Thôi, nói chơi vậy đủ rồi, thằng em viết thư này không để nói chơi mà để chia sẻ với anh nhân đọc blog của anh. Thằng em cũng lập công ty nhưng làm ăn lệt đệt lắm. Cái khó nhất là nhân sự. Người siêng năng không thấy đâu, chỉ thấy bọn lười, chán lắm anh ạ. Đã thế lại còn đứng núi này trông núi nọ, được vài tháng là chuồn sạch. Là doanh nghiệp thành đạt, anh cho tụi nhỏ lời khuyên đi anh.

Chừng đó đã, để  nếu anh trả lời thì viết tiếp, không thì thôi. Em viết ngắn thôi, không dài đâu, anh đừng sợ.

Mạnh giỏi nghen anh!

Lê Mạnh Tuấn (Berlin): nhosaigon1975@.de
—–

Chào anh Tuấn!
Thực tình tui không nhớ nhưng nghe tới dân Cầu Muối là bỗng nhiên thấy như người nhà vậy. Khi nào rảnh anh em mình hàn huyên qua Viber hay Skype, giờ tui đi thẳng vô câu hỏi của anh đã nhé
“Học thì lười, làm thì dở, đứng núi nọ trong núi kia, thất nghiệp kêu ai?”,  nghe anh Tuấn nói tui nhớ ngay cái tít bài này trên giaoduc.net.vn. Quá đúng, có phải không anh Tuấn?

Làm chủ doanh nghiệp mấy chục năm, sử dụng hàng ngàn lao động, tui gặp không ít những người có tính cách đúng như cái tít trên. Và đó cũng là một cách lý giải vì sao có vài trăm ngàn sinh viên ra trường thất nghiệp hiện nay.


Sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngày hội "Phỏng vấn – Tuyển dụng". (Ảnh: Tuoitre.vn)

Riêng về doanh nghiệp tư nhân, ưu tiên số 1 là người có năng lực thật sự, không tuyển nhân sự bằng “quan hệ, tiền tệ”,cũng không quá chú trọng vào bằng cấp, cho dù là tốt nghiệp đại học nước ngoài. Nhưng nhiều bạn trẻ mới ra trường, có chút ít vốn liếng chữ nghĩa, có vài tấm bằng, nói được tiếng Anh, đã tự ra giá mình rất cao.

Có những cuộc công ty tui phỏng vấn tuyển dụng nhân sự, ứng viên là sinh viên vừa ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc, chưa thử việc xem có phù hợp với khả năng hay không, có bạn yêu cầu mức lương vài chục triệu đồng/tháng. Mức lương này chưa phải cao, nhưng các bạn không tự hỏi mình làm việc gì để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp tương đương đồng lương mình nhận.

Có một quy tắc chung, đó là thử việc, phải thử mới biết làm được, làm tốt hay không, hiệu quả đến đâu, khi đó mới tính đến trả đồng tiền tương xứng. Chắc là anh Tuấn không bỏ qua khâu này trong quá trình tuyển nhân sự?

Thử việc rồi cũng không chắc đã xong. Có người được tuyển dụng, không chuyên tâm vào công việc, muốn nhảy sang bộ phận này, thích làm ở phòng ban kia. Chê trách mình bị giao việc nặng nhọc, thu nhập không tương xứng, thái độ sống tiêu cực. Có người ngóng tìm cơ hội việc làm ở nơi khác, xác ở công ty này mà hồn ở công ty khác. Đi tìm cơ hội tốt hơn là nhu cầu đối với bất cứ ai, nhưng trước hết phải xem lại mình, chưa chứng minh được năng lực ở nơi mình đang làm việc, thì làm sao thuyết phục được nơi mình sẽ đến.

Trong nhiều buổi trao đổi với sinh viên các trường đại học, khi được hỏi về chuyện việc làm sau khi ra trường, tui chỉ nói với các bạn trẻ một bí quyết duy nhất, đó là “hãy làm việc hết mình”. Chỉ có toàn tâm toàn ý vào công việc, đam mê sáng tạo, say lao động thì mới có được kết quả tốt.

Phải biết rằng, một chủ doanh nghiệp tạo cơ hội việc làm cho mình, thì cái mà mình nhận được không chỉ là đồng lương, mà là cơ hội cho mình học tập, rèn luyện, giao lưu. Nếu biết học, thì sẽ tích lũy được nhiều kiến thức mà nhà trường không trang bị được. Đó là lợi nhuận, là vốn liếng rất lớn đối với người có đầu óc, biết nhìn xa trông rộng. Và khi đã có tầm nhìn như vậy, thì họ lại không so đo tính toán những chuyện nhỏ nhặt.

Anh Tuấn cũng biết rồi đấy, cuộc đời rất công bằng, đối với những người có cái tâm cái trí đó, thì ông chủ coi như tài sản của doanh nghiệp, quý trọng họ và dành rất nhiều quyền lợi cho họ. Anh Tuấn chắc cũng như tui, với tư cách ông chủ?

Nhân đọc đọc thư anh, gặp câu hỏi vui vui, tui viết ra vào dòng, mong được chia sẻ cùng anh Tuấn và cũng để gửi tới các bạn trẻ.

Chào anh Tuấn và chúc luôn mạnh giỏi.

Trần Quí Thanh
(Hãy gửi thư cho tôi:tranquithanh1953@gmail.com)

Link bài: Học thì lười, làm thì dở, đứng núi nọ trông núi kia, thất nghiệp còn kêu ai?

 

Rate this post

Bài viết liên quan

0 Comments

  • · Edit

    Nhân đọc bài viết “Cứ làm việc hết mình thì cuộc đời sẽ khác” của ông D.r Thanh, tôi xin góp vài câu về khâu nhân sự trong các công ty, mặc dù tôi cũng chỉ là người lao động.
    Nhân sự cũng nằm trong nguồn lực của một công ty, là phần cốt lõi, góp phần không nhỏ vào sự thành bại của một công ty. thậm chí góp phần làm nên sự khác biệt cho công ty. Nhân sự giỏi chuyên môn, có tài có đức, tâm huyết vẹn toàn và làm việc chuyên nghiệp thì công ty sẽ khá ổn định và phát triển vững chắc. Ngược lại nhân sự mà ” Học thì lười, làm thì dở, đứng núi nọ trông núi kia” thì công ty đó sẽ bấp bênh, lộn xộn gây biến động triền miên, đó cũng là sự cảnh báo nguy hiểm rồi. Đó là chưa kể một số nhân sự khi nghỉ đem thông tin của doanh nghiệp hoặc bí quyết công nghệ của công ty TRÌNH LÀNG.

    Phải khẳng định rằng: Một công ty muôn phát triển ổn định, sự tăng trưởng tích cực về mọi mặt tốt thì phải có Nhân sự tốt và ổn định.

    Quan điểm của tôi về nhân sự chỉ là hàng hóa đó là sức lao động cũng như máy móc, thiết bị, nhà xưởng v.v…nằm trong nguồn lực doanh nghiệp. Nói cách khác doanh nghiệp cần mua sức lao động của anh (chị) theo từng đặc thù công việc là lao động trí óc, hay chân tay, là kỹ sư hay công nhân…thù lao là Lương.

    Đã kinh doanh thì sức lao động phải có “giá trị gia tăng” chứ. doanh nghiệp trả lương anh 1000.00 USD thì anh phải làm ra GIÁ TRỊ lớn hơn số đó là vận hành thuận. Nếu anh không đạt được cam kết (ví dụ là KPI) thì anh không hoàn thành nhiệm vụ và như vậy đồng nghĩa là hiệu suất công tác của anh kém.

    Tóm lại:
    – Ta coi lao động là hàng hóa, sức lao động cũng là lực lượng SẢN XUẤT. Công ty mua về một cái máy thì phải sử dụng khai thác hết công suất, chạy hết ga, hết số. Khi máy hư, máy mỏi thì phải bảo trì, bảo dưỡng để chạy lại trơn tru. Khi đã bảo trì, sửa chữa rồi mà không khai thác được, không sử dụng được thì phải thay máy mới ĐÓ LÀ ĐIỀU TẤT YẾU. Không ai có quyền than vãn cả vì ta mua máy để sử dụng chứ không mua máy về thành đống sắt vụn. Đó là quan điểm của tôi về nguồn lực nhân sự.
    – Về vấn đề lương, thưởng, thắc mắc, đòi hỏi: Trước khi vô làm mọi người đều được chủ doanh nghiệp hay là đại diện doanh nghiệp phổ biến rõ về mức lương, các chính sách khen thưởng, bồi dưỡng nghiệp vụ, các chính sách tăng lương và chính sách phúc lợi cũng như các điều kiện khác rất rõ ràng mà ai cũng thông suốt. Tất cả được thể hiện trong bản cam kết hay là bản qui định về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và Bản mô tả công việc v.v…đồng thời có sự ký xác nhận. Khi đã làm các thủ tục đó thì việc thắc mắc chê lương thấp hay đố kỵ với đồng nghiệp, than vãn này nọ thì chắc chắn một điều là hiệu quả công việc của người đó giảm rất mạnh. Phải hết mình, phát huy hết công suất vì công việc mà anh đang làm vì đó là điều anh thể hiện tôn trọng sự cam kết của anh khi ký đơn nhận việc. Đây cũng là quan điểm của tôi về hành xử trong quá trình công tác.
    Qua một quá trình công tác phải xác định được điều này: – Nếu muốn tồn tại và tiếp tục làm việc cùng với cộng đồng

    Reply
    • · Edit

      Chà chà không ngờ anh Huynh góp cho blog của tui nhiều bài quá. Bài Madam Nụ có 2.400 view đó anh. Cảm ơn anh Huynh rất nhiều.

      Reply

Bình luận

Required fields are marked *