Giấy phép con như vòi bạch tuộc


Minh hoạ Nguyễn Ngọc Diệp (Cafef)

Không nhớ bao lâu, có lúc tui tâm đắc câu nói "đời buồn như mái tóc, cứ cắt lại dài ra". Bây giờ, vận tâm trạng buồn sầu có tính triết học về thân phận đó vào thân phận doanh nghiệp: cứ cắt lại dài ra, cắt gì vậy? Cắt giấy phép con.
 
Hôm qua đọc bài "Giấy phép con làm khổ doanh nghiệp" trên báo pháp luật TPHCM, nghe câu than phiền "Cuộc đấu tranh chốmg giấy phép con ngăn chặn đầu này mọc đầu khác. Thủ tướng kêu gọi làm thế nào để doanh nghiêp dễ thở hơn nhưng bên dưới không làm".
 
Đang sống trong môi trường kinh doanh, tui thấy ý này hoàn toàn chính xác.
 
Một xã hội  nghị định, thông tư, hay nói cách khác là có nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành các quy phạm pháp luật cao hơn, đã sinh ra nhiều giấy phép con nhằm điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp. Và các văn bản đó được thiết kế, kèm theo việc bảo vệ quyền lực của các bộ, ngành quản lý. Bởi vì, nếu không có những quy định rằng buộc như vậy, thì sẽ không có ai đến xin – cho. Chưa nói đến tiêu cực, chỉ dám nói về cảm giác về mất đi quyền lực của lực lượng quản lý, doanh nghiệp cũng đã khổ lắm rồi.
 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiên quyết sàng lọc để loại bỏ giấy phép con, nhưng ý chí và chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ chưa chuyển biến nhanh vì cấp dưới chưa tích cực thực hiện.
 
Giấy phép con chặn đầu này mọc đầu khác cũng như những cái vòi bạch tuộc, cắt rồi lại mọc.
 
Ngoài nạn giấy phép con, còn một đại nạn khác, đó là thông tin tiêu cực trên nhiều kênh, làm lệch lạc nhận thức, u ám xã hội, như ý kiến của ông Hoàng Vĩnh Bảo – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông:

"Bên cạnh những mặt mạnh, truyền thông xã hội vẫn tồn tại hạn chế, một phần do DN chủ quan chỉ dựa trên hệ thống quản lý tự động, một phần do các DN còn chạy theo câu view quảng cáo nên chưa chú trọng bố trí kiểm duyệt bằng nhân sự nên vẫn để xảy ra tình trạng đưa tin tiêu cực dày đặc, tạo thành bức tranh xã hội u ám. Nhiều thông tin bôi nhọ đời tư cá nhân, thông tin vi phạm bản quyền vẫn còn khá phổ biến trên nhiều trang tin và mạng xã hội, gây bức xúc cho xã hội".
Doanh nghiệp mong muốn hai việc lớn, một là cắt được giấy phép con, hai là lành mạnh hoá truyền thông để lành mạnh hoá môi trường kinh doanh.

Trần Quí Thanh
Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *