Trần Quí Thanh
—–
Chủ đề về “Start –up” lần trước của tôi được rất nhiều bạn hưởng ứng và đặt câu hỏi, lần này tôi chia sẻ thêm vài khía cạnh của câu chuyện khởi nghiệp từ chính kinh nghiệm của bản thân tôi.
Tôi có cái “bất hạnh” là không được đi làm công. Bởi vì nếu tôi đi làm công thì tôi sẽ học được rất nhiều thứ, tránh được những cái mua kinh nghiệm bằng vốn của mình không cần thiết. Có dịp đi làm với người ta thì mình mới học được. Khi sếp có vấn đề (problem) thì bản thân chúng ta phải có giải pháp (solution). Mình phải quan sát để xem solution của sếp đưa ra giống hay khác mình, nếu khác thì tại sao lại khác? Sau đó chờ kết quả cuối cùng xem solution của sếp đúng hay mình đúng. Bấy giờ mình mới học được kinh nghiệm của sếp chứ. Chứ start-up mà mới vô công ty xin việc đã hỏi có nghỉ thứ 7 không, lương cao không thì học được cái gì? Tôi đây còn làm cả ngày chủ nhật để đi học mà. Ở ta có cái lạ là học bằng cách đóng tiền mới thích học, còn học miễn phí lại không thích học, cho rằng người ta bóc lột mình. Vô trường lớp thì có kiến thức lý thuyết chứ làm sao có năng lực được đo qua thực tiễn được?
THP lúc khởi đầu là một dạng start-up, Việt Nam mình ngày xưa gọi giản dị là lập nghiệp thôi. Hồi đó tiền không có, thương hiệu không có, thiết bị không có, mặt bằng không có, truyền thông không có, kinh nghiệm ít, marketing chưa biết, chưa có “system control”…, con người cũng không có luôn nên phải đi từ đầu. Lúc đó công ty chỉ có vài chục người. Chẳng có ai dám hùn vốn vì tôi quá liều. THP với tôi lúc đó là hợp tác và phát triển. Tôi không quan niệm ai đi làm công hết mà dạy cho người ta tư tưởng hợp tác, phát triển và tùy theo từng cộng sự mà có cách hợp tác như thế nào để phát huy được hết hiệu quả của họ. Ví dụ như ông Tư, anh bạn nối khố với tôi không có vốn để hùn vô, nhưng tôi cũng coi là người cộng tác không có vốn. Tư là anh kỹ thuật. Mấy anh kỹ thuật thì thích an toàn chứ không thích rủi ro. Còn anh kinh doanh phải có máu liều, lúc nào cũng muốn “high return”, mà muốn “high return” thì phải “high risk”. Nói nôm na là muốn lãi lớn thì phải liều, nhưng phải liều có cơ sở.
Mỗi người có một thế mạnh, đặt đúng vị trí trong sơ đồ tổ chức. Anh không dám liều mà đặt vào vị trí kinh doanh thì sớm đi ăn mày, anh có máu kinh doanh mà không cho anh ta quản trị tài chính thì sập tiệm sớm…..
(còn tiếp)
chú ơi phần 2 bao giờ có thế chú.