Nhân viên là cấp dưới nhưng không có nghĩa là họ dốt nát hơn sếp. Họ có danh dự, phẩm giá, chuyên môn, tài năng. Họ cần được đánh giá đúng tài năng và tôn trọng phấm giá. Nhiều người cậy mình có quyền nên mắng nhiếc, thậm chí xúc phạm nhân viên, đó là một người quản lý thất bại.
Sếp phải là người truyền cảm hứng, khi con người có cảm hứng thì mới sáng tạo, yêu thương và xích lại gần nhau.
Trần Quí Thanh
Trong những trường hợp như vậy, không thể đổ lỗi cho nhân viên hay sếp, nhưng với tư cách là một người lãnh đạo, quản lý cần nhìn lại bản thân, để tìm câu trả lời tại sao nhân viên của mình lại nghỉ việc?
Dưới đây là bốn cách quản lý có thể khiến cho những nhân viên tài năng muốn từ bỏ vị trí của họ ở các công ty:
- Khi sếp chỉ như những con rối
Có nhiều nhà quản lý được cất nhắc vào vị trí lãnh đạo trong một độ tuổi chưa thực sự phù hợp, gây nên rất nhiều mâu thuẫn. Chính việc thiếu kinh nghiệm khiến họ chỉ chăm chăm làm thế nào để có thể bảo vệ được vị trí và quyền lợi của mình, luôn bị động và bị “giật dây” trong mọi vấn đề.
Họ chưa bao giờ đứng lên để bảo vệ quyền lợi của nhân viên. Họ chỉ là những con rối và bỏ mặc nhân viên của mình. Chính sự thiếu sót từ một người quản lý có thể làm nhân viên mất hứng thú với công việc mà họ đang theo đuổi.
Richard Branson đã từng nói: “Sự tôn trọng đến từ việc làm thế nào để đối xử tốt với tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng những người bạn muốn gây ấn tượng”.
- Tạo khoảng cách giữa nhân viên và sếp
Có một số người quản lý, khi họ leo lên được vị trí cao, họ ngay lập tức quên nơi họ bắt đầu. Những người này họ muốn tạo ra sự vượt trội, sự khác biệt giữa nhân viên và lãnh đạo.
Thật đáng tiếc cho người quản lý, khi phải làm việc dưới quyền những người có cung cách lãnh đạo như vậy nhân viên lo lắng về các mối quan hệ với sếp nhiều hơn là nâng cao hiệu suất làm việc.
Các nhà lãnh đạo tài ba là những người không bao giờ bỏ mặc nhân viên hoặc khiến cho họ cảm thấy kém cỏi.
- Không tôn trọng và lắng nghe nhân viên
Họ nghĩ tất cả mọi thứ xoay quanh họ. Một số người bắt đầu thể hiện như thể họ là chủ sở hữu của công ty. Họ không coi trọng ý kiến của người khác, không ghi nhận hoặc không có sự phản hồi lại trước những ý kiến đóng góp từ nhân viên. Khi nhân viên cảm thấy không được đánh giá cao, những tương tác sẽ ít dần.
Một nhà lãnh đạo tài ba là người luôn biết lắng nghe và chắt lọc những giá trị từ việc lắng nghe người khác. “Người lãnh đạo từ chối lắng nghe sẽ sớm nhận ra rằng cuộc sống của họ bị vây quanh bởi những người không có gì để nói” – Andy Stanley.
- Thiếu lòng tin với nhân viên
Thường xuyên kiểm soát nhân viên vì thiếu sự tin tưởng là một cách quản lý chưa bao giờ tạo nên hiệu quả trong công việc. Ngược lại, chính sự quản lý khắt khe từ sếp sẽ giết chết sự sáng tạo và lòng nhiệt thành của nhân viên.
Nếu bạn thuê một ai đó, điều đó có nghĩa bạn là tin tưởng vào năng lực làm việc của họ. Khi đó công việc của người quản lý sẽ là thúc đẩy, hướng dẫn và hỗ trợ. Chứ không phải nghi ngờ, theo dõi nhân viên tạo áp lực cho họ.
Một người lãnh đạo chưa làm tốt vai trò, vị trí của họ sẽ tạo ra sự sợ hãi cho nhân viên và khiến cho công việc của họ trở nên khó khăn hơn. Họ trở nên chán nản và hoàn thành công việc một cách đối phó.
Các nhà quản lý không thể mua sự trung thành từ nhân viên, nhưng họ có thể tạo ra điều đó. Nếu bạn muốn nhân viên một lòng vì mình, vì công việc, một điều cần làm là hãy đối xử tốt với họ.