Khi cả doanh nghiệp trở thành một đại gia đình: Sức mạnh đến từ sự đồng lòng

Nguyễn Trung Hiếu/ Báo Tin Nhanh Việt Nam

“Hãy cho tôi gặp nhân viên của bạn, tôi sẽ nói về sự phát triển của công ty”

Như một sự hữu duyên, tôi có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với một số doanh nhân trẻ đầy tiềm năng. Họ khởi nghiệp với hoài bão lớn lao, với những mục tiêu khiến họ luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng khi bắt tay vào việc. Trong lần ngồi uống cà phê với một người bạn là doanh nhân như thế, anh quay ra hỏi: “Anh có tin công ty của tôi sẽ thực hiện được chiến lược đã vạch ra hay không?”. Tôi im lặng một chút, để điểm lại từng gương mặt nhân viên trong công ty của anh – những người mà tôi đã gặp. Họ – với những nụ cười gượng, với cái ngáp uể oải khi bước chân ra khỏi cổng công ty, với ánh mắt thiếu hạnh phúc khi bắt đầu ngày làm việc mới, tôi không muốn nói ra câu trả lời vì có thể khiến người bạn ngỡ ngàng…

Tôi quyết định kể cho anh nghe câu chuyện về một lần xem kịch đáng nhớ tại TP.HCM hồi tháng 9-2018. Đó là khi tôi có được xem vở kịch “Chuyện nhà Dr.Thanh” được chuyển thể kịch bản từ cuốn sách cùng tên do chị Trần Uyên Phương – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát viết. Vở kịch rất ấn tượng, có những đoạn vui vẻ và thú vị, lại có những đoạn lắng đọng đầy cảm xúc, khiến người xem xúc động tới bật khóc. Lúc vở kịch khép lại, dàn diễn viên đi ra chào khán giả, tôi rất ngỡ ngàng khi biết họ là những người… lần đầu diễn kịch trên sân khấu. Họ là nhân viên của Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Để có thể diễn hay như vậy, hằng ngày họ đi làm như bình thường với công việc được giao, tới lúc hết giờ thì cùng nhau tập luyện với sự truyền cảm hứng lớn lao khi các nhân vật mà họ vào vai lại chính là những nhà lãnh đạo được yêu mến trong tập đoàn. Trên sân khấu, họ diễn như “lên đồng”, như những diễn viên thực thụ và đã chiếm được cảm tình của trọn khán phòng. Nếu không thực sự yêu và khát khao cống hiến hết mình cho Tân Hiệp Phát, họ sẽ không thể làm được điều đó.

Cũng từ đây, tôi nhận ra một thứ “vũ khí”, một sức mạnh vô cùng đặc biệt mà nhà sản xuất nước giải khát hàng đầu Việt Nam đang sở hữu: Tình yêu và sự đoàn kết lan tỏa xuyên suốt từ hàng ngũ lãnh đạo cho tới từng nhân viên. Sau đó, tôi có thêm nhiều cơ hội tiếp xúc với các nhân viên khác của Tân Hiệp Phát. Tôi thấy họ nói say sưa về “chú Thanh”, “chị Phương”, hào hứng với chiến lược “Vươn ra biển lớn”, tự hào lúc kể về cuộc họp xuyên ngày tới sáng hôm sau, khi cả nhà sáng lập và các giám đốc cùng trải chiếu nằm ngủ ngay trong phòng họp.

Tôi kể xong câu chuyện thì tới lượt người bạn doanh nhân của tôi trầm ngâm. Anh không còn phải chờ đợi câu trả lời của tôi nữa. Anh trầm ngâm bởi đã nhận ra điều tôi muốn nói. Dù cho anh có máu lửa thế nào, tạo ra chiến lược và mục tiêu hoàn hảo tới đâu, mà nếu đặt vào một cỗ máy nhân sự không cảm thấy hạnh phúc, không muốn cống hiến, thì tất cả sẽ chỉ là vô nghĩa. Trước khi chia tay, tôi khẽ nói với anh: “Không phải tự nhiên mà tôi đúc rút ra điều này. Hãy cho tôi gặp nhân viên của bạn, tôi sẽ nói về sự phát triển của công ty”.

Đã yêu thì luôn muốn làm điều tốt đẹp nhất. Vậy nên, câu chuyện “Người Tân Hiệp Phát yêu” còn hàm chứa điều lớn lao khác – đó là sự tử tế

Tử tế là biết quan tâm tới tình yêu của những người xung quanh

Nếu không gặp, trò chuyện và cảm nhận với những “người Tân Hiệp Phát”, tôi sẽ vẫn nghĩ rằng các triết lý “Ngày hôm nay phải hơn hôm qua, nhưng không bằng ngày mai”, hay “Không gì là không thể”… của nhà sáng lập Trần Quí Thanh sẽ chỉ là khẩu hiệu. Bởi để làm được những điều quá khó như vậy, luôn cần tới một sự lao động hết mình mà chỉ có trí lực thì chắc chắn không thể đủ.

Trong những lần tiếp xúc với ông Trần Quí Thanh và chị Trần Uyên Phương, tôi thấy họ nói nhiều tới giá trị gia đình, văn hóa gia đình trong doanh nghiệp. Đặc biệt, ở sự kiện Vietnam CEO Congress 2018, nhà sáng lập Tân Hiệp Phát đã không ngần ngại chỉ rõ: Để đạt tới mục tiêu “Vươn ra biển lớn”, một trong những chìa khóa sức mạnh của doanh nghiệp này là xây dựng bộ giá trị văn hóa doanh nghiệp dựa trên giá trị của gia đình. Nói cách khác, Tân Hiệp Phát được xây dựng theo mô hình “gia đình lớn”, mỗi nhân viên đều là thành viên gia đình.

Bởi thế, Tân Hiệp Phát vừa phát động cuộc thi “Người Tân Hiệp Phát yêu” với mục đích ban đầu là tạo cơ hội để các nhân viên, đối tác lắng lại một chút, nghĩ về người bạn đời của mình, gửi tặng đến họ những món quà ý nghĩa thay cho lời cảm ơn vì họ đã đồng hành cùng bạn, nắm tay bạn vượt qua những sóng gió. Cuộc thi trên, bất ngờ thay, lại được rất nhiều người tiêu dùng hưởng ứng khiến ban tổ chức phải thay đổi thể lệ, để những ai thực sự yêu gia đình, yêu nửa kia của mình có cơ hội tỏ bày.

Tôi tin rằng “Người Tân Hiệp Phát yêu” chắc chắn sẽ thành công. Vì đây không phải là một cuộc thi tự phát mà nó đã được nhen nhóm từ lâu, với nền tảng là tình yêu trong gia đình nhỏ của Dr.Thanh. Đã yêu thì luôn muốn làm điều tốt đẹp nhất. Vậy nên, câu chuyện “Người Tân Hiệp Phát yêu” còn hàm chứa điều lớn lao khác – đó là sự tử tế. Khi mỗi người biết quan tâm tới tình yêu của những người xung quanh, sự tử tế được hình thành và ngày càng lan rộng.

“Có những đêm

Trong căn phòng trống một mình

Anh vẫn không thể nói một lời

Nụ! Cám ơn em

Chúng ta không bao giờ bỏ cuộc…”

Ông Trần Quí Thanh đã viết như thế trong bài thơ dành tặng vợ. Nếu chúng ta có thể cầm tay nhau và nói được như thế, tôi tin mọi mục tiêu mà gia đình hay doanh nghiệp hướng đến đều có thể đạt được theo cách tử tế nhất. Tình cảm đó vẫn đang tiếp tục được lan tỏa trong Tân Hiệp Phát với chương trình “Người Tân Hiệp Phát yêu” để làm nên sự thành công cho hãng nước giải khát lớn nhất Việt Nam.

NGUỒN: Theo Báo Tin Tức Việt Nam

Link bài: Khi cả doanh nghiệp trở thành…

(https://www.baohomnay.com/Giai-tri/Khi-ca-doanh-nghiep-tro-th-agrave-nh-mot-dai-gia-d-igrave-nh-Suc-manh-den-tu-su-dong-l-ograve-ng-2134101.html)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *