Khi sắt, thép, nhựa lại có khả năng truyền cảm hứng đến… khó tin

Trung Hiếu/ Báo ANTĐ

Những tài danh khoa học – công nghệ trẻ của đất nước bày tỏ sự thán phục trước hệ thống kỳ công, thể hiện rõ nhất sức mạnh của bàn tay, khối óc con người khi tham quan Nhà máy Number One Hà Nam

—–

Trước lần đầu tiên tham quan nhà máy Number One của Tập đoàn Tân Hiệp Phát ở tỉnh Hà Nam, tôi từng rất băn khoăn khi nghĩ, một nhà xưởng toàn những cỗ máy không cảm xúc thì có gì thú vị? Và tôi đã tự tìm ra câu trả lời khi có trải nghiệm thực sự tại đây. Rồi lạ thay, sự hấp dẫn của những cỗ máy đó khiến tôi đi thêm 2 – 3 lần nữa, lần nào cũng có một cảm xúc đặc biệt, đó là sự tự hào và được truyền cảm hứng khó tin.

Không chỉ là máy móc, đó là sự tự hào

Từ khi học cấp 2, khác với những bạn bè đồng trang lứa vốn chỉ thích truyện tranh, tôi đã dành sự đam mê cho các cuốn tiểu thuyết thú vị như: Bá tước Monte Cristo, Babilon – Người tù khổ sai, Nắng đồng bằng. Tôi khám phá ra một điều rất thú vị, nếu chỉ đọc một lần thì mọi thứ hoàn toàn dừng ở việc đọc cho biết. Nhưng khi đọc lại lần thứ hai, thứ ba thì mới thực là đọc cho hiểu. Bởi mỗi lần đọc lại, tôi nhận ra sự tinh tế tuyệt vời của những ý nghĩa ẩn sâu trong mỗi tác phẩm, qua từng đoạn viết, con chữ. Tại sao bỗng dưng tôi lại kể điều này? Là vì trải nghiệm đọc nhiều lần mới thấu hiểu, mới “ngấm” đó, cũng chính là những gì tôi nhận ra khi có cơ hội tham quan nhà máy Number One của Tập đoàn Tân Hiệp Phát tới 3 lần trong vòng 2 năm qua.

Lần đầu tiên tôi từng tự hỏi rằng, những cỗ máy thì có gì thú vị? Rồi tôi tự tìm được câu trả lời cho mình, đó là sự quy mô, chuyên nghiệp tới mức khó tin. Đến lần thứ hai, thứ ba, thì điều thú vị mà tôi nhận ra chính là khả năng truyền cảm hứng và thể hiện khát vọng lớn lao mà nhà sản xuất nước giải khát hàng đầu ở Việt Nam gửi gắm qua việc mở ra tour tham quan nhà máy của họ. Gần đây nhất, vào chiều 6-7-2020, nhà máy Number One của Tập đoàn Tân Hiệp Phát ở tỉnh Hà Nam đã mở cửa đón các giáo sư, tiến sĩ, giảng viên từ nhiều trường đại học, cùng những thành viên đạt Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả cầu vàng, danh hiệu Nữ sinh tiêu biểu trong lĩnh vực Khoa học công nghệ. 

Đó là một buổi chiều nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tại khu nhà xưởng có thể lên tới gần 40 độ C. Tuy nhiên, các vị khách tham quan vẫn rất hào hứng, bởi là những người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ (tự động hóa, thực phẩm, môi trường…), họ thực sự háo hức được chứng kiến một trong những hệ thống sản xuất tự động hóa và hiện đại bậc nhất thế giới tại đây. Trong lần thứ ba góp mặt tại đây, tôi nhận ra rằng, dù cả khách và hướng dẫn viên (là Trưởng phòng Kỹ thuật của nhà máy) đều mồ hôi ướt đẫm áo, song dường như sự khắc nghiệt về thời tiết không ảnh hưởng tới cảm xúc mà người trong cuộc được nhận khi chứng kiến những cỗ máy khổng lồ hoạt động nhịp nhàng, khép kín.

Giọng sang sảng và luôn thể hiện được sự tự hào, cán bộ hướng dẫn tự tin át cả tiếng máy chạy dồn dập. Ở mỗi công đoạn, từng chi tiết, anh lại căng lồng ngực để diễn giải, trình bày về tính năng và sự hiệu quả của khối cơ khí đang vận hành xuyên ngày đêm. Tôi cảm nhận được sự tự hào đó của anh – cũng chính là sự tự hào của những “người Tân Hiệp Phát”. Để làm chủ dây chuyền khép kín với mức độ tự động hóa cao tới mức hoàn hảo như vậy, họ có quyền tự hào về sự đầu tư chất xám của mình.

Dành nhiều thời gian hơn để đứng ngắm nhìn những cỗ máy hoạt động, dù đó chỉ là sắt, thép, inox, nhựa… nhưng tôi nhìn ra được hàm lượng tư duy và lao động miệt mài đến thế nào để tạo ra dây chuyền hiện đại tới vậy. Nó chính là vẻ đẹp chất xám, thể hiện rõ nhất sức mạnh của bàn tay, khối óc con người. Cả khu nhà xưởng rộng lớn như thế, song gần như không có bóng người.

Tất cả đều được vận hành tự động, nhịp nhàng, với những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe để đảm bảo chất lượng. Những cái xuýt xoa, những ánh nhìn trầm trồ, thán phục, những nụ cười rạng rỡ của đoàn khách tham quan là minh chứng cho thấy nhiều người cũng có cảm nhận như tôi. Khi bước chân ra khỏi khu nhà xưởng, tôi loáng thoáng nghe lời trò chuyện của các vị khách trong đoàn: “Đây hoàn toàn là dây chuyền thuộc sở hữu của một doanh nghiệp Việt đấy”. Tôi hiểu rằng, sự tự hào đã được lan tỏa một cách kỳ diệu.

Tiến sĩ Hoàng Văn Xiêm bày tỏ sau buổi tham quan đáng nhớ

Những ấn tượng khó quên

Tiến sĩ Lê Ngọc Liễu – giảng viên Bộ môn Công nghệ thực phẩm, Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội – chia sẻ về 2 yếu tố ấn tượng nhất sau chuyến tham quan. “Đó là hệ thống Aseptic khép kín, vốn chỉ những doanh nghiệp có chiều sâu và dám nghĩ, dám làm mới có thể triển khai. Hệ thống này giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và tăng năng suất đáng kể. Bên cạnh đó, tôi cũng ấn tượng với dây chuyền có mức độ tự động hóa rất cao, hầu như không có nhân công mà chỉ có các kỹ sư vận hành” – Tiến sĩ Lê Ngọc Liễu chia sẻ.

Trong khi đó, Tiến sĩ Hoàng Văn Xiêm – Phó Chủ nhiệm phụ trách bộ môn Kỹ thuật Robot, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội – bày tỏ: “Tôi đặc biệt ấn tượng với mức độ tự động hóa cao trong dây truyền sản xuất chai đựng và việc áp dụng các công nghệ hiện đại trong việc đảm bảo độ chính xác, cũng như chất lượng sản phẩm. Đây là một trong những việc quan trọng nhất đối với các nhà máy sản xuất thực phẩm. Chất lượng và sự đảm bảo là điều kiện tiên quyết cho mọi thành công”.

Đối với nữ sinh Đỗ Phương Anh – Phó Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó Bí thư Liên chi đoàn Khoa Toán – Cơ – Tin học, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, điều giá trị nhất trong chuyến đi chính là sự truyền cảm hứng. Từng có ý định triển khai dự án khởi nghiệp, Phương Anh đã cảm nhận được nhiều ý nghĩa khi chứng kiến mô hình nhà máy của một doanh nghiệp giàu hoài bão, luôn khẳng định quyết tâm “Không gì là không thể” và “Vươn ra biển lớn”. “Em đang học ngành Toán – Cơ và thực sự thấy ấn tượng, được truyền nguồn cảm hứng lớn khi tham quan nhà máy của Tân Hiệp Phát. Lúc này, em nghĩ đến cơ hội được làm việc cho tập đoàn để lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm” – Phương Anh bày tỏ.

Khi đọc một cuốn sách hay tới lần thứ ba, tôi nhận ra đầy đủ sự tinh tế của tác giả khi dùng những con chữ rất đắt, đưa vào những chi tiết rất ý tứ và đầy logic. Đó cũng là những gì tôi nhận được khi có chuyến tham quan lần thứ ba tới nhà máy Number One của Tân Hiệp Phát. Bởi vậy, nếu có người bạn giàu hoài bão nào của tôi mong muốn tìm tới nơi để được truyền cảm hứng, tôi sẽ tự tin mà nói rằng: Tôi biết chắc có một nơi như thế! 

Tập đoàn Tân Hiệp Phát hiện sở hữu 10 dây chuyền Aseptic trên cả nước, với tổng trị giá 300 triệu USD. Với công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic (kết hợp tối ưu giữa 5 yếu tố vô trùng là chai tiệt trùng, nắp tiệt trùng, nước tiệt trùng, sản phẩm tiệt trùng và môi trường chiết vô trùng), sản phẩm của Tập đoàn Tân Hiệp Phát như Trà Thanh nhiệt Dr Thanh, Trà xanh không độ, Trà sữa Macchiato không độ, Nước tăng lực Number 1… không bị mất đi các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, giữ được hương vị tự nhiên.


NGUỒN:  Theo Báo An Ninh Thủ Đô

Link bài: Khi sắt thép…

(https://anninhthudo.vn/con-duong-khoi-nghiep/khi-sat-thep-nhua-lai-co-kha-nang-truyen-cam-hung-den-kho-tin/859923.antd)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *