Mỹ Linh/ Báo Tri thức Trẻ
—–
Ưu thế của tuổi trẻ là dám nghĩ, dám làm, có pha thêm chất liệu của lãng mạn và táo bạo, cho nên khởi nghiệp luôn có sức hấp dẫn với các bạn trẻ.
Internet kết nối chúng ta với thế giới, những tượng đài khởi nghiệp như Steve Jobs, Bill Gates có sức hấp dẫn và làm sôi máu những ai có khát vọng chinh phục và làm giàu. Đó cũng là những cảm hứng cần thiết, đánh thức mọi cảm xúc tốt đẹp của giới trẻ.
Nhưng cần bình tĩnh nhìn lại, mục đích của khởi nghiệp không phải để thỏa mãn cảm xúc tạm thời, mà xét cho cùng, dù ở mô hình nào trong kinh doanh, cuối cùng cũng là tìm kiếm lợi nhuận. Không thành công thì mọi ý định đóng góp khác cho xã hội chỉ là những lời nói không có bảo chứng.
Thực tế của thế giới cũng như tại Việt Nam, tỉ lệ thành công của start up rất thấp, 90% thất bại. Các chuyên gia phân tích nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản trị và thiếu tính sáng tạo.
Cho nên, còn có hình thức lựa chọn khác để bước ra thương trường, đó là nhượng quyền. Hình thức nhượng quyền tránh được những rủi ro mà khởi nghiệp thường gặp, cho nên tỉ lệ thành công cao hơn.
Đừng cho rằng tự thân lập nghiệp bằng tư duy sáng tạo và độc lập cá nhân mới là bậc hảo hán ở đời, xin thưa rằng, sự thành công mới là câu trả lời cho tất cả. Và xin nhớ rằng, cho dù nhượng quyền thì mô hình này cũng không hạn chế tư duy năng động và sức sáng tạo của các bạn trẻ.
Tui không khuyên các bạn nên khởi nghiệp hay lựa chọn nhượng quyền, chỉ nêu ra suy nghĩ của mình để các bạn tham khảo, còn lựa chọn con đường nào là do chính các bạn.
Trần Quí Thanh
—–
Cả hai đều có những lợi ích riêng, chủ yếu được quyết định bởi tính cách của người doanh nhân. Một người đàn ông muốn đưa ra mọi quyết định về cách thức hoạt động kinh doanh sẽ thấy rằng sự tự do để làm điều đó là một lợi thế lớn khi khởi nghiệp.
Quyết định mở một doanh nghiệp chỉ là bước khởi đầu trong vô vàn công việc mà một doanh nhân phải thực hiện với khao khát sở hữu doanh nghiệp nhỏ. Đối với hầu hết các doanh nghiệp triển vọng, quy trình chắc chắn sẽ bao gồm việc đánh giá tổng quan nhằm xác định mức độ rủi ro mà họ sẵn sàng chấp nhận để đánh đổi với việc gặt hái lợi nhuận.
Trong giai đoạn đầu của hoạt động thăm dò kinh doanh, họ sẽ cần xem xét liệu họ có muốn tự khởi nghiệp hay nhận nhượng quyền thương mại hay không. Cả hai đều có những lợi ích riêng, chủ yếu được quyết định bởi tính cách của người doanh nhân. Một người đàn ông muốn đưa ra mọi quyết định về cách thức hoạt động kinh doanh sẽ thấy rằng sự tự do để làm điều đó là một lợi thế lớn khi khởi nghiệp. Người phụ nữ với khao khát biến ý tưởng lớn của mình thành một tập đoàn đa quốc gia trị giá hàng tỷ USD cũng sẽ tận hưởng lợi thế tự do mà các công ty khởi nghiệp đem lại.
Bất chấp những lợi ích tuyệt vời trên, khi đánh giá rủi ro, khởi nghiệp mang đến nhiều rủi ro hơn nhận nhượng quyền là điều rất ít phải bàn cãi.
Và đây là lý do tại sao.
1. Bạn phải xây dựng thương hiệu của riêng mình
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là một công việc khó khăn và tốn thời gian (thường là vài năm). Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều thiếu thời gian và nguồn lực để dành nhiều năm xây dựng thương hiệu từ đầu. Mặt khác, cho dù mới nổi hay lâu đời, các doanh nghiệp nhượng quyền đều đi kèm với thương hiệu đã được xây dựng, bao gồm logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, đồng phục và hơn thế nữa. Vì vậy, ngày đầu tiên của một doanh nghiệp nhận nhượng quyền không đồng nghĩa là lần đầu tiên thị trường biết tới doanh nghiệp này.
2. Những sai lầm sắp tới sẽ hoàn toàn là của bạn
Đây là một câu nói yêu thích trong kinh doanh nhượng quyền, nhưng nó hoàn toàn đúng trong cả khởi nghiệp. Dù bạn có thể có một người chú sở hữu một doanh nghiệp lâu năm, sẵn sàng tư vấn và đưa ra lời khuyên, bạn chủ yếu vẫn phải tự đưa ra quyết định với doanh nghiệp của chính mình. Nếu là lần đầu tiên, bạn sẽ không thể biết chắc chắn cái gì sẽ hiệu quả và cái gì sẽ không. Thật may mắn nếu các quyết định đúng được đưa ra nhiều hơn, song những sai lầm mắc phải vẫn có thể vô cùng tốn kém.
Doanh nghiệp nhượng quyền thì đã đi trước từ rất lâu. Họ đã phạm sai lầm, học hỏi từ chúng và dạy cho chủ sở hữu nhượng quyền của họ cách tốt nhất để làm việc.
3. Bạn không có mạng lưới hỗ trợ
Một hệ thống hỗ trợ rất quan trọng quyết định sự thành công trong kinh doanh, bởi ngay cả những doanh nghiệp tốt nhất đôi khi cũng gặp phải những thách thức nhất định. Khi mọi thứ trở nên khó khăn, chủ sở hữu khởi nghiệp phải dựa vào chính mình để tìm ra cách giải quyết các vấn đề và đưa hoạt động của công ty trở về đúng quỹ đạo.
Các doanh nghiệp nhượng quyền tự hào bởi khả năng cung cấp sự hỗ trợ tuyệt vời cho những bên nhận nhượng quyền, từ các tổ đội, giám đốc khu vực và sự hướng dẫn sát sao bất kể ngày đêm. Rất có thể một ai đó đã trải qua những khó khăn tương tự và sẵn lòng chỉ dẫn chi tiết nhằm giúp bạn vượt qua nó.
4. Các vấn đề tài chính gây đau đầu
Chủ sở hữu khởi nghiệp phải tự làm tất cả các công việc nhằm đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp của mình. Họ phải lên kế hoạch kinh doanh riêng, sau đó trình bày cho gia đình, bạn bè hoặc ngân hàng địa phương để nhận tài trợ. Trên hết, hầu hết các chủ doanh nghiệp độc lập hiếm khi biết chính xác họ sẽ cần bao nhiêu tiền để thành lập doanh nghiệp và sẽ cần bao nhiêu để tồn tại trong những đầu tiên đầy khó khăn.
Trong khi đó, các doanh nghiệp nhận nhượng quyền sẽ được công ty chính chủ hỗ trợ xây dựng kế hoạch kinh doanh, thiết lập quan hệ với các đối tác tiềm năng và được biết chính xác họ sẽ cần bao nhiêu tiền để trở thành chủ sở hữu nhượng quyền.
5. Tài nguyên hoạt động
Bất kể hình thức hoạt động doanh nghiệp bạn chọn là gì, bạn sẽ cần nhà cung cấp để vận hành nó. Ngay cả các doanh nghiệp nhỏ nhất cũng thường yêu cầu hỗ trợ về trang web, văn phòng phẩm, pháp lý, tài chính và marketing. Đối với các cửa hàng bán lẻ truyền thống, bạn phải giải quyết các vấn đề về hàng hóa, vật tư công nghiệp, bảng hiệu và nhiều hơn nữa.
Các doanh nghiệp nhượng quyền có thể cung cấp các tài nguyên đó một cách trực tiếp hoặc gợi ý nhà cung cấp thứ ba tiềm năng cho bên nhận nhượng quyền. Không chỉ vậy, do tính chất quy mô, họ thường có thể bảo đảm bên nhận nhượng quyền được hưởng chiết khấu trên các sản phẩm và dịch vụ mà các công ty khởi nghiệp phải tự bỏ tiền ra.
6. Bạn cần tư tạo ra công thức riêng để thành công
Các doanh nghiệp thường xuyên gặp thất bại vì các chủ sở hữu tham gia quá sâu vào công việc và gần như không đủ hiểu biết để sở hữu và điều hành một doanh nghiệp. Bạn có thể ngành ô tô, nhưng trừ khi bạn biết cách chọn vị trí phù hợp, thuê mướn, đào tạo và quản lý nhân viên, xử lý truyền thông và bảo quản sổ sách, dù là một doanh nghiệp bảo dưỡng xe hơi cũng không bao giờ có thể đi xa hơn một ý tưởng trên giấy.
Các doanh nghiệp nhượng quyền thường không yêu cầu bên nhận nhượng quyền phải có kiến thức hoạt động kinh doanh vững chắc vì họ đã có có sẵn một hệ thống để theo dõi, và họ cũng có thể giải thích rõ ràng loại kỹ năng cần thiết để thành công với tư cách chủ sở hữu nhượng quyền.
Tất nhiên không có gì trong những điều trên khẳng định nhận nhượng quyền không có rủi ro. Cho dù bạn đang đầu tư để khởi nghiệp hay kinh doanh nhượng quyền, không có gì đảm bảo cho sự thành công tuyệt đối. Tuy nhiên, những doanh nhân khao khát mở một doanh nghiệp nhỏ song thiếu kiến thức hoặc kinh nghiệm sẽ là khôn ngoan khi xem xét nhận nhượng quyền để giảm thiểu rủi ro trong khi xây dựng cuộc sống mà họ mong muốn.
Nguồn: Báo Vietnambiz dẫn theo Báo Tri Thức Trẻ
Link bài: Khởi nghiệp hay nhận nhượng quyền?…
(http://cafebiz.vn/khoi-nghiep-