Không chủ quan, vẫn phải kiểm soát phòng chống dịch

Trần Quí Thanh

Chương trình Văn hóa doanh nghiệp chung tay vì Việt Nam khỏe mạnh – Ảnh: Báo Đồng Nai.

—–

Cho đến nay, có thể khẳng định rằng, Việt Nam đã phòng chống đại dịch COVID-19 thành công, hơn 60 ngày không ca nhiễm mới là thời gian đủ để đảm bảo an toàn xét về mặt dịch tể.

Tại phiên thảo luận kinh tế – xã hội của Quốc hội diễn ra ngày 15.6, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân kiến nghị, Việt Nam đã chủ động và làm tốt công tác kiểm soát dịch bệnh, cần công bố hết dịch trong nước.

Xin lưu ý, chỉ là “hết dịch trong nước”.

Những đắn đo về công bố hết dịch là ở chỗ, nếu chủ quan, thì nguy cơ bùng phát đợt dịch thứ hai là hoàn toàn có thể. Bởi vì, có quá nhiều “kênh” để dẫn dịch vào Việt Nam.

Hàng trăm km dọc các tuyến biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia; nhiều cửa khẩu hàng không quốc tế, nếu không kiểm soát tốt sẽ là đại họa.

Trung Quốc tái phát dịch COVID-19, các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, nhiều nước châu Âu, châu Mỹ đang trong tình trạng dịch bệnh hoành hành, thì sự an toàn của Việt Nam vẫn rất mong manh.

Cách phòng chống dịch trong giai đoạn hiện nay là thiết lập hàng rào để ngăn chặn mọi sự xâm nhập nguồn lây nhiễm từ bên ngoài.

Chính vì thế, việc đưa ra quyết định nối lại đường hàng không quốc tế với một số nước phải hết sức cẩn trọng, cân đo hơn thiệt kỹ càng.

Đúng là không mở cửa cho khách quốc tế, ngành du lịch nội địa rất khó khăn, khách sạn nhà hàng, các danh lam thắng cảnh đìu hiu. Mở cửa sẽ tác động tích cực cho nền kinh tế, không chỉ du lịch mà còn nhiều lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, nếu để dịch tái bùng phát, thì bao nhiêu công lao chống dịch đổ sông đổ biển, phải cách ly xã hội, lúc đó thiệt hại còn nặng nề hơn. Cho nên, phương án dài thời gian hạn chế mở đường hàng không quốc tế vẫn ưu tiên lựa chọn hơn là mở cửa.

Triển khai các giải pháp kích cầu du lịch nội địa, với 100 triệu dân, chúng ta có thể nuôi nhau đàng hoàng. Phải xác định lúc này là xây dựng chiến lược kinh tế phòng ngự để đảm bảo an toàn, đợi đến thời điểm thích hợp, sẽ chuyển sang “tấn công”. Thời điểm đó có thể là tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay.

Mỗi doanh nghiệp cũng chủ động xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong giai đoạn phòng thủ. Khi thấy tình hình dịch ở một số nước chưa được kiểm soát, Tân Hiệp Phát đã tự lo cho mình trong thế cầm cự.

Và Tân Hiệp Phát cũng không chủ quan, vẫn phải kiểm soát phòng chống dịch trong phạm vi công ty, nhà máy. Tui cũng có lời khuyên với các bạn như vật. An toàn là trên hết.

Sài Gòn ngày 17/06/2020

TQT

3 (60%) 1 vote

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *