Mạng xã hội nhìn từ vụ cắt điện ở Hà Tĩnh

Trần Quí Thanh

Nguồn hình: Internet

—–

Trong kinh doanh, chưa bao giờ độc quyền đem lại sự công bằng cho khách hàng, chính vì vậy, việc tạo điều kiện cho người dân tham gia sản xuất kinh doanh, dịch vụ là điều mà quốc gia nào cũng phải làm và phải làm tốt hơn từng ngày.

Xóa bỏ độc quyền kinh doanh còn giúp ích cho doanh nghiệp, khi có cạnh tranh, ai cũng phải tự hoàn thiện mình để sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Chính vì lẽ đó mà nhân loại có được những hàng hóa thay thế ở chất lượng cao hơn.

Tui viết mấy ý này nhân đọc bài báo “Người dân bị cắt điện vì phản ánh tiền điện tăng vọt trên facebook” đang trên Thanh Niên ngày 24.9.2018.

Nội dung cụ thể, một số hộ dân ở xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh thấy tiền điện cao hơn bất thường nền viết trên trang cá nhân, vài dòng trạng thái của họ đã làm cho đơn vị cung cấp điện nổi giận, cho nhân viên đến cắt điện,  đưa đồng hồ đi đo với lý do: “Hợp tác xã chúng tôi không nhận được sự phản ánh trực tiếp của các hộ gia đình sử dụng điện, mà chỉ nhận được các lời chỉ trích, bình luận của quý ông, quý bà qua mạng về tình trạng sử dụng điện”.

Ở đây, tui chia sẻ với Hợp tác xã cung cấp điện về việc, đúng ra, các hộ dân nên trực tiếp làm việc với Hợp tác xã, trình bày sự cố để xem xét thì tốt hơn. Nếu như Hợp tác xã không quan tâm giải quyết, khi đó đưa lên facebook cũng chưa muộn.

Tuy nhiên, cho dù các hộ dân không phản ánh trực tiếp mà đưa lên Facebook, thì Hợp tác xã cũng không nên quá nóng giận mà cắt điện của họ, kinh doanh bất cứ dịch vụ gì, thì phục vụ và làm hài lòng khách hàng là kim chỉ nam. Nếu như ở xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh có đơn vị kinh doanh điện thứ hai thì sẽ không có chuyện cắt điện của khách hàng tùy tiện như vậy.

Xét về mặt truyền thông, khi mạng xã hội ra đời, doanh nghiệp phải chấp nhận nó một cách bình tĩnh, và có thái độ ứng xử với mạng xã hội văn minh. Doanh nghiệp không thể bắt ai đó không viết facebook, họ viết là quyền của họ, nếu có những vi phạm về pháp luật sẽ có pháp luật điều chỉnh.

Cái thế của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đối với mạng xã hội hoàn toàn bị động.

Cho nên, nếu có bị vu oan, thì tìm cách giải oan, nếu có bị nói không đúng bản chất sự việc, thì phải giải thích để cộng đồng hiểu đúng và chia sẻ. Đừng xem mạng xã hội như một tai họa, mà nó là một kênh truyền thông, một phần việc mà doanh nghiệp thời đại 4.0 phải khai thác sức mạnh cũng như xử lý khủng hoảng. Suy nghĩ và tiếp cận như vậy cho nó tích cực.

Nếu chỉ vì một vài dòng trạng thái trên mạng nói không tốt về doanh nghiệp mình mà đã nổi nóng thì làm sao sống nổi trong xã hội này?

Sài Gòn ngày 25/09/2018

TQT

Bài đọc thêm, Link: Người dân bị cắt điện vì phản ánh tiền điện tăng vọt trên facebook

(https://thanhnien.vn/thoi-su/nguoi-dan-bi-cat-dien-vi-phan-anh-tien-dien-tang-vot-tren-facebook-1006984.html)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *