Nhân loại tiến bộ không để yên cho một quốc gia không tôn trọng pháp luật và công ước quốc tế

Trần Quí Thanh

Đảo Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và xây thành đảo nhân tạo trái phép (Báo Phụ nữ Tp HCM)

—–

Nhiều nước lên tiếng phản đối các hoạt động quân sự và hành chính phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông những ngày qua, bởi vì không quốc gia nào có thể chấp nhận sự ngang ngược đe dọa hòa bình trong khu vực, nhất là khi cả thế giới đang phải tập trung đối phó với đại dịch COVID-19.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus ngày 6.4 đăng một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ kèm dòng chú thích: “Mỹ lên án thông tin về việc Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam vào ngày 2.4. Thật đáng sợ khi Trung Quốc đang lợi dụng sự tập trung của thế giới vào đại dịch toàn cầu để áp đặt các tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông”.

Việt Nam đã trao công hàm yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ tàu Hải Cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa.

Đâm chìm tàu cá của ngư dân hoạt động trên biển là một hành động bất chấp đạo lý và pháp lý.

Đạo lý và pháp lý nào cho phép Trung Quốc dùng tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá của người dân lương thiện khai thác hải sản để mưu sinh ngay trên vùng biển đặc quyền của quốc gia họ.

Đúng là: “Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi” (Bình Ngô đại cáo).

Các hoạt động quân sự, gây hấn trên biển Đông của Trung Quốc thách thức không chỉ các quốc gia trong khu vực, mà tất cả các nước. Bởi vì ngoài chủ quyền của các nước liên quan, còn là quyền đi lại, tự do hàng hải của các quốc gia khác.

Nhân loại tiến bộ không để yên cho một quốc gia không tôn trọng pháp luật và công ước quốc tế, cho nên Trung Quốc đừng nghĩ  rằng có thể đơn phương hành động bất chấp tiếng nói của cộng đồng quốc tế.

Đường lưỡi bò mà Trung Quốc tưởng tượng ra không có giá trị mà chỉ làm mất uy tín của quốc gia này trước thế giới. Đối với Việt Nam, vẫn luôn tuyên bố dứt khoát rằng, có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

Sài Gòn, ngày 23/04/2020

TQT

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *