Khởi Vũ/ Báo DNSG
Năm qua, số lượng tỷ phú trên toàn cầu tiếp tục phá kỷ lục, với mức tăng hơn 30% so với năm ngoái. Trong đó, một số ngành nghề đặc biệt sản sinh ra số lượng tỷ phú nhiều hơn hẳn những lĩnh vực khác.
Theo bảng xếp hạng người giàu 2021 của Forbes, trong số 660 tỷ phú tăng thêm so với năm ngoái, có đến 493 cá nhân lần đầu vào danh sách; đồng nghĩa, cứ 17 tiếng trôi qua thì thế giới lại có thêm một tỷ phú. Tổng giá trị tài sản ròng do các tỷ phú nắm giữ tăng hơn 60%, đạt 13.100 tỷ USD, so với 8.000 tỷ USD vào năm ngoái. Đồng thời, 86% tỷ phú trong bảng xếp hạng đều giàu hơn so với năm 2020.
Phần lớn các cá nhân trong danh sách tỷ phú của Forbes làm giàu thông qua việc quản lý tài sản của người khác. Cụ thể hơn, nhóm ngành tài chính và đầu tư là cái nôi sản sinh ra nhiều vị tỷ phú hơn cả, với tổng cộng 371 cá nhân, chiếm tỷ lệ 13% danh sách các ngành nghề có nhiều người giàu nhất hành tinh.
Đồng thời, đây cũng là ngành có nhiều tỷ phú nhất vào năm 2020. Năm qua, số lượng tỷ phú làm giàu trong ngành tài chính và đầu tư đã tăng 50%, và tăng gần gấp đôi so với 2 năm trước, với những cái tên nổi tiếng như Warren Buffett, Carl Icahn hay Ray Dalio. Đặc biệt, cặp song sinh nhà Winklevoss – hai anh em đã đặt cược lớn vào tiền mã hoá, cũng lần đầu góp mặt trong bảng xếp hạng tỷ phú năm nay.
Đứng thứ trong nhóm 10 ngành nghề sản sinh ra nhiều tỷ phú nhất là công nghệ, với 365 cá nhân. Ngành sản xuất đứng thứ 3, với 331 người, và gần một nửa trong số họ đến từ Trung Quốc. Dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19, thời trang và bán lẻ vẫn đứng thứ tư trong nhóm 10 ngành nghề, với 273 tỷ phú, chiếm tỷ lệ 10%. Dưới đây là 10 nhóm ngành tạo ra nhiều tỷ phú nhất trong năm qua
1. Tài chính và Đầu tư
Số lượng tỷ phú: 371, chiếm 13%
Người giàu nhất: Warren Buffett – Chủ tịch, CEO Berkshire Hathaway
Tài sản: 96 tỷ USD
2. Công nghệ
Số lượng tỷ phú: 365, chiếm 13%
Người giàu nhất: Jeff Bezos – Nhà sáng lập, CEO gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon
Tài sản: 177 tỷ USD
3. Sản xuất
Số lượng tỷ phú: 331, chiếm 12%
Người giàu nhất: He Xiangjian – Nhà sáng lập hãng sản xuất thiết bị gia dụng Midea Group
Tài sản: 35 tỷ USD
4. Thời trang và Bán lẻ
Số lượng tỷ phú: 273, chiếm 10%
Người giàu nhất: Bernard Arnault – Chủ tịch, CEO LVMH
Tài sản: 150 tỷ USD
5. Chăm sóc sức khỏe
Số lượng tỷ phú: 221, chiếm 8%
Người giàu nhất: Jiang Rensheng và gia đình (24,4 tỷ USD) – Chủ tịch hãng vaccine Chongqing ZFSW Biological Products
Tài sản: 24,4 tỷ USD
6. Thực phẩm và Đồ uống
Số lượng tỷ phú: 219, chiếm 8%
Người giàu nhất: Zhong Shanshan – Chủ tịch hãng nước đóng chai Nongfu Spring
Tài sản: 68,9 tỷ USD
7. Bất động sản
Số lượng tỷ phú: 215, chiếm 8%
Người giàu nhất: Lee Shau Kee – Nhà đồng sáng lập tập đoàn bất động sản Sun Hung Kai
Tài sản: 31,7 tỷ USD
8. Đa ngành
Số lượng tỷ phú: 188, chiếm 7%
Người giàu nhất: Mukesh Ambani – Chủ tịch Reliance Industries
Tài sản: 84,5 tỷ USD
9. Năng lượng
Số lượng tỷ phú: 100, chiếm 4%
Người giàu nhất: Robin Zeng – Nhà sáng lập, Chủ tịch nhà cung cấp pin xe điện Contemporary Amperex Technology
Tài sản: 28,4 tỷ USD
10. Truyền thông và Giải trí
Số lượng tỷ phú: 95, chiếm 3%
Người giàu nhất: Michael Bloomberg – Nhà đồng sáng lập công ty truyền thông và thông tin tài chính Bloomberg LP
Tài sản: 59 tỷ USD
NGUỒN: Theo Báo Doanh Nhân Sài Gòn
Link bài: Những người giàu…
https://doanhnhansaigon.vn/