Nộp tiền để tại ngoại: Hợp lý và nhân văn ?

Nguyễn Hường / Người Lao Động

 
Tui cũng thấy biện pháp “nộp tiền để tại ngoai” là rất hợp lý và quá nhân văn. Đây là xu hướng văn minh trên thế giới trong các hoạt động tố tụng, giúp cho gia đình các bị can bị cáo không lâm vào khủng hoảng sâu khi các bị can bị cáo là trụ cột của gia đình, đồng thời tránh được nạn bức cung đang xảy ra trong các nhà tù. Nhà tù ở ta đang quá tải. Biện pháp này sẽ giúp các nhà tù giảm tải, vừa đỡ tốn kém cho Nhà nước vừa đỡ khốn khổ cho  những bị can bị cáo tạm giam.
 
Tất nhiên dự thảo phải chi tiết hoá những trường hợp nào thì được nộp tiền tại ngoại, trường hợp nào thì không. Số tiền nộp tại ngoại cũng phải được cụ thể hoá thật chi tiết sao cho đảm bảo công bằng  cho các bị can bị cáo. Theo đó tui rất đồng tình với ý kiến của tác giả Lê Thiện Hiền (Báo Thanh niên): “Cũng không nên áp dụng một mức tiền chung đối với tất cả các đối tượng. Cần phải xem xét cụ thể các khu vực (vùng sâu, vùng xa, nông thôn, thành phố) hay mức thu nhập (người giàu, người nghèo) để có những quy định phù hợp hơn. Tội phạm kinh tế, đặc biệt nghiêm trọng mức đặt 200 triệu sẽ là quá thấp. Nhưng với những tội ít nghiêm trọng, vùng sâu vùng xa thì 30 triệu cũng là quá lớn”.
 

Trần Quí Thanh

……………………………
 
Đề xuất cho bị can, bị cáo nộp tiền từ 30-200 triệu đồng để được tại ngoại gây nhiều ý kiến trái chiều, song phần lớn luật sư và chuyên gia nhận định là hợp lý và nhân văn.

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, VKSND Tối cao và TAND Tối cao vừa xây dựng Dự thảo Thông tư liên tịch quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm theo quy định tại điều 122 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015.

Các nhà giam, nhà tạm giam sẽ bớt quá tải

Theo nội dung dự thảo, cơ quan điều tra, VKSND, tòa án sẽ quyết định mức tiền mà các bị can, bị cáo hoặc người thân phải đặt để bảo đảm họ được tại ngoại tùy vào tính chất, mức phạm tội của từng người.
 


Phiên tòa xét xử băng trộm cắp tài sản ở Công ty Sung Shin (quận Thủ Đức, TP HCM) Ảnh: PHẠM DŨNG

Theo đó, điều 5 dự thảo quy định "mức tiền đặt để bảo đảm" sẽ không dưới 30 triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 50 triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng, 200 triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng. Mức tiền có thể giảm nếu bị can, bị cáo là các đối tượng chính sách, người dưới 18 tuổi, tâm thần, người đủ 70 tuổi trở lên, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi…

Nếu thực hiện không đúng cam đoan thì sẽ bị tạm giam, số tiền đã đặt sẽ bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Ngược lại, nếu bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì VKSND, tòa án có trách nhiệm trả lại số tiền đã đặt.

Đánh giá về dự thảo thông tư trên, luật sư Giang Hồng Thanh, Văn phòng luật Giang Thanh (Đoàn Luật sư Hà Nội), nhận định dự thảo này không mới, từng được quy định tại điều 93 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003. Tại Thông tư liên tịch số 17/2013 hướng dẫn điều 93 Bộ Luật Tố tụng Hình sự quy định cụ thể số tiền đặt để bảo lãnh với các bị can, bị cáo là 20 triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 80 triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng và 200 triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng.

"Theo tinh thần Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015, biện pháp tạm giam sẽ được hạn chế đến mức thấp nhất để bảo đảm quyền con người một cách cao nhất. Vì vậy, biện pháp đặt tiền để bảo đảm cần được áp dụng rộng rãi" – luật sư Thanh nêu.

Đồng tình, luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư Hà Nội), cho biết việc dự thảo thông tư liên tịch cho phép dùng tiền để thay thế biện pháp ngăn chặn là chế định nhân văn, văn minh và tiến bộ trong công tác xây dựng pháp luật. Trên thực tế, các vụ án nghiêm trọng và rất nghiêm trọng chiếm rất nhiều nhưng nhà giam và tạm giam lại đang quá tải. Nếu áp dụng quy định này cho tại ngoại các tội ít nghiêm trọng sẽ giảm tải cơ sở vật chất, giám thị, chi phí ăn ở cho bị can.

Giảm án oan

Theo luật sư Tuấn Anh, quy định này cũng bảo đảm được sức khỏe, tính mạng cho bị can, bị cáo bởi thực tế đã có những trường hợp bị can, bị cáo tự tử hoặc suy sụp tinh thần, sức khỏe nghiêm trọng khi bị tạm giam. Cùng với đó sẽ hạn chế được tình trạng bức cung, nhục hình trong quá trình điều tra, tránh tình trạng oan sai.

Việc nộp tiền để tại ngoại cũng tránh được sự lạm dụng về tạm giam gây hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ như một chủ doanh nghiệp bị bắt tạm giam để điều tra về tội ít nghiêm trọng thì nguy cơ doanh nghiệp đó bị phá sản rất lớn, hậu quả sẽ ảnh hưởng đến hàng ngàn người lao động.
Để quy định này phù hợp với đời sống thực tiễn, luật sư Tuấn Anh đề nghị cơ quan điều tra, VKS xem xét kỹ hành vi phạm tội đối với từng bị can, bị cáo và có chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, luật cũng phải quy định cụ thể với tội danh nào thì đặt bao nhiêu tiền sẽ được tại ngoại.

(Xem tiếp>>>>)

Link bài: Nộp tiền để tại ngoại: Hợp lý và nhân văn ?
 
 
 

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *