TS Trần Hữu Hiệp/ Báo Tuổi Trẻ
—–
Theo dõi thông tin trên báo chí thời gian qua, sẽ thấy doanh nghiệp quá khổ sở vì các quy định của các địa phương. Ai cũng có quyền đưa ra “luật” của mình, mỗi nơi mỗi cách. Hàng hóa ứ đọng, nơi không có để sử dụng, nơi không tiêu thụ được bị ùn ứ, mất giá, thậm chí đổ bỏ.
Phan Thiết được mùa cá nhưng không bán được vì hàng hóa không thông thương, còn người dân ở TPHCM thì không có cá để ăn.
Tôm hùm ở Bình Định, cá mú ở Kiên Giang mất giá vì không bán được. Nhiều trại tôm, trại cá ở ĐBSCL đóng cửa vì không bán được sản phẩm. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản phải đóng cửa. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đứt gãy chuỗi cung ứng.
Xin lưu ý, không chỉ tại cuộc họp trực tuyến ngày 29.8, mà trong Công điện 1102 ngày 23.8.2021, Thủ tướng đã chỉ đạo “Bảo đảm vận tải, lưu thông hàng hóa kịp thời,thông suốt mọi lúc, mọi nơi”.
Từ chỉ đạo của Thủ tướng, ngày 25.8, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đưa ra tuyên bố: “Mọi tuyến đường đều là luồng xanh, dù cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ hay dường thôn, xã không phân biệt”.
Căn cứ vào các chỉ đạo trên, các địa phương đều phải chấn chỉnh cho phù hợp, hay nói cách khác sai thì sửa.
Ví dụ như Cần Thơ, đã bãi bỏ quy định sang hàng đổi tài và quy định lái xe chở hàng phải đăng ký trước khi vào địa phương.
Hoặc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bãi bỏ quy định phải test nhanh khi qua chốt kiểm soát trên Quốc lộ 51.
Phòng dịch nhưng phải sống, phải sản xuất và phục hồi kinh tế.
Trần Quí Thanh
Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ.
Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông “luồng xanh” bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ…
“Quy định riêng” của TP Cần Thơ đối với hàng “quá cảnh”, dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được “thông chốt” khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàng tại điểm tập trung để “sang xe, đổi tài xế” trung chuyển hàng hóa.
Điều này đã gây nghẽn mạch lưu thông hàng hóa nghiêm trọng, tạo thêm áp lực công việc cho cơ quan chức năng địa phương, làm khó doanh nghiệp, tăng chi phí hàng hóa, dồn thêm gánh nặng chi tiêu đầu cuối của người dân trong khi hàng đang khan hiếm, dịch bệnh hoành hành.
Yêu cầu giao thông là kết nối, thông suốt mang tính liên ngành, liên vùng và quốc gia, không thể bị tắc nghẽn bởi ranh giới quản lý hành chính riêng của mỗi tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương không được đặt ra các “giấy phép con” gây khó cho doanh nghiệp; Bộ Giao thông vận tải đã nhanh chóng yêu cầu Cần Thơ giải tỏa tình trạng ùn ứ giao thông, dừng việc phân luồng cấm xe đi qua quốc lộ 91 và 91B không đúng quy định và không phù hợp thực tiễn.
Cuộc chiến chống COVID-19 vẫn đang trong giai đoạn cam go, chúng ta buộc phải thực hiện hàng loạt biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt với yêu cầu cao nhất “chống dịch như chống giặc” là cần thiết.
Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ.
Mặc dù văn bản quy định, hướng dẫn của Cần Thơ đã được thu hồi, tình trạng “nghẽn mạch” ở đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng đã được giải tỏa, nhưng điều quan trọng là không để tình trạng trên lặp lại.
Cùng việc thực hiện nghiêm nghị quyết 86/NQ-CP, tuân thủ an toàn vệ sinh dịch tễ, tập trung điều trị người bệnh, giảm mức thấp nhất số tử vong và ca nhiễm thì việc đảm bảo “dòng chảy luồng xanh”, cung ứng nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp duy trì sản xuất, khơi thông đầu ra cho hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu để thực hiện mục tiêu kép cũng quan trọng không kém.
Ngoài ra, muốn nâng cao hiệu quả phòng chống dịch và lưu thông hàng hóa, phải có công cụ và ứng dụng công nghệ tốt hơn và sớm nhất có thể để thay thế các phương thức thủ công trong quản lý kinh tế và kiểm soát dịch bệnh, thay thế các dạng thức thủ công, nặng nề, kém hiệu quả.
Khai thác tốt các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, vùng miền, dữ liệu chuyên ngành và vận hành hiệu quả các tiện ích của hệ thống thông tin, dữ liệu điện tử về dịch tễ với hàng hóa, công nghệ nhận dạng hàng hóa, truy xuất nguồn gốc, thương mại điện tử.
Tăng cường liên kết vùng chống dịch, đảm bảo mục tiêu kép không phải là khẩu hiệu mà đang là mệnh lệnh chỉ huy phải thực thi trong bối cảnh hiện nay!