Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lý giải thành công của tập đoàn Tân Hiệp Phát

Phạm Lý/ Báo ĐSVN
Kinh tế của Quốc hội  lý giải thành công của tập đoàn Tân Hiệp Phát. Ảnh: ĐBND

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, nhìn riêng vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, có nhiều doanh nghiệp hội nhập tương đối tốt cụ thể như Tân Hiệp Phát.

Ông Nguyễn Đức Kiên: “Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp hội nhập tương đối tốt”

Ngày 21/8 tại Hà Nội, báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”.

Tại buổi tọa đàm, các nhà lập pháp, các chuyên gia kinh tế đã phân tích và đề xuất giải phát để chính phủ có thể hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp trong việc nâng cao sức cạnh tranh của mình, từ đó cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia. Đồng thời, đưa ra khuyến nghị về những chuyển động cần có của chính doanh nghiệp để có thể định vị thương hiệu của mình trong lòng người tiêu dùng và mở rộng ra thị phần nước ngoài.

TS Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết hiện nay, khi ra biển lớn, hội nhập doanh nghiệp Việt Nam bị 5 nhóm thách thức. Một là chiến lược kinh doanh không rõ ràng. Hai là công nghệ khoa học của doanh nghiệp trong nước so với thế giới ở mức sau doanh nghiệp nước ngoài  2 đến 3 thế hệ. Về năng lực, chúng ta thấy người Việt Nam vào môi trường công nghiệp thì họ thành công nhân chuyên nghiệp, nhưng ở Việt Nam thì lại vẫn mang thói quen sản xuất nhỏ.

Thứ tư, chế độ đãi ngộ của những người làm trong doanh nghiệp là có vấn đề. Việc này lỗi ở những người làm công tác vĩ mô, nhìn người quản trị doanh nghiệp bằng như là công chức trong khi ở các nước khác người ta chỉ nhìn vào hiệu quả sử dụng đồng vốn. Cuối cùng là, sự liên kết để sản xuất cạnh tranh với các nước khác rất kém.

Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: Báo ĐBND

Nhìn riêng vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, ông Kiên nhấn mạnh, có nhiều doanh nghiệp hội nhập tương đối tốt cụ thể như Tân Hiệp Phát.

“Tân Hiệp Phát là một doanh nghiệp khởi nghiệp trong thời kỳ đồi mới, thành công ngày hôm nay của Tân Hiệp Phát là nhờ 5 yếu tố:

Thứ nhất, Tân Hiệp Phát chọn thị trường đúng. Họ đi vào thị trường nước uống mà từ trước tới nay chúng ta đang bỏ ngỏ thị phần.

Thứ hai, yếu tố giúp cho Tân Hiệp Phát trở thành doanh nghiệp đầu đàn của Việt Nam trong lĩnh vực đồ uống và nước giải khát họ đi thẳng vào hiện đại ngay. Họ áp dụng công nghệ hiện đại, hệ thống dây chuyền băng tải để sản xuất ra sản phẩm tương đương với trình độ của các nước tiên tiến.

Thứ ba, Tân Hiệp Phát họ biết yếu ở đâu. Rất nhiều công ty của chúng ta quản trị theo mô hình gia đình. Tân Hiệp Phát thuê ngay người nước ngoài. Có thể trong nước có nhiều người đảm nhận tốt vị trí đó, nhưng Tân Hiệp Phát vừa chọn giá trị chất xám của người nước ngoài để quản trị doanh nghiệp của mình. Hiệu quả rất thành công.

Ba yếu tố trên giúp cho Tân Hiệp Phát chuyển mình thành công. Đó là những cái chúng ta phải khuyến khích”, Phó Chủ nhiệm ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói.

“Hội nhập quốc tế, doanh nghiệp đều cần đánh giá lại mình”

Bên cạnh đó, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển đánh giá trong hội nhập quốc tế có cả khó khăn, thuận lợi, các doanh nghiệp lớn và nhỏ đều cần đánh giá lại mình.

Đầu tiên, nghiên cứu trong cách tiếp cận sản xuất kinh doanh của mình đang đứng trước những vấn đề gì, vướng mắc ở đâu, đây là vấn đề đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải làm; Doanh nghiệp nhìn ra thị trường nước ngoài, nghiên cứu lại những vấn đề thị trường của doanh nghiệp; Muốn phát triển được thì chủ doanh nghiệp phải có chiến lược thật tốt. Điều đó là rất quan trọng, cần điều chỉnh cho phù  hợp với điều kiện mới, phải hướng vào những ngành có lợi thế, tránh sự đầu cơ, chộp giật; Doanh nghiệp cần đặt mình trong chuỗi giá trị như thế nào; Lo vốn như thế nào cho hợp lý, cần có nội lực như thế nào, vốn của mình và vốn đi vay như thế nào. 

Tiếp đó, nói nhiều về công nghệ, công nghệ 4.0, cần xem tài sản không phải bằng vốn, vật chất mà vốn trí tuệ, vốn vô hình. TS Lưu Bích Hồ nhấn mạnh: “Chúng ta mới nặng về vốn hữu hình. Công nghệ 4.0 nói nhiều nhưng làm thế nào thì doanh nghiệp còn lúng túng; Cần phải hoàn thiện và cải cách quản trị của mình, quản trị của chúng ta hiện thua xa các nước. Cần tiến tới, kỹ năng quản trị của các nước, cần thể hiện vai trò của chủ doanh nghiệp”. 

Ngoài ra, theo TS Hồ, nhân lực chất lượng cao là điều quan trọng nhất. Đặc biệt là nhân lực quản lý, người lao động và kỹ thuật. Doanh nghiệp tự mình đào tạo nhân lực, dựa vào nhà nước, nhà trường chỉ một phần. 

“Phải maketing tốt, nếu không làm tốt vấn đề này thì coi như không làm được gì cả. Có sản phẩm nhưng không tiêu thụ được, ra thị trường thế giới càng quan trọng. Sản phẩm phải giải cứu chắc chắn do maketting chưa thực hiện tốt”, TS Hồ nói. 

TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển.

Tiếp theo, theo TS Lưu Bích Hồ, doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề thương hiệu. Uy tín và thương hiệu trong thời đại ngày nay rất quan trọng. TS Hồ dẫn chứng: “Có một số doanh nghiệp rất hăng hái như Tân Hiệp Phát. Họ cũng đã in sách để quảng bá ra thị trường thế giới nơi có sản phẩm của mình. Đó cũng là cách để làm thương hiệu. Tất nhiên, phải “hữu xạ tự nhiên hương”, doanh nghiệp phải lấy được sự tín nhiệm của người tiêu dùng thì doanh nghiệp mới có thương hiệu”. 

Cuối cùng, doanh nghiệp phải học hỏi, luôn luôn làm mới mình, phải sáng tạo. Tinh thần doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp, tinh thần khởi nghiệp thật “thấm” trong đội ngũ doanh nhân, đội ngũ doanh nghiệp của chúng ta. Đã đến lúc doanh nghiệp cần phải tự mình vươn lên bằng tinh thần đó. Từng doanh nghiệp có cách đi khác nhau, không có cách nào chung cho tất cả các doanh nghiệp. 

NGUỒN: Theo báo Đời sống Việt Nam

Link bài: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế…
(http://doisongvietnam.vn/pho-chu-nhiem-uy-ban-kinh-te-cua-quoc-hoi-ly-giai-thanh-cong-cua-tap-doan-tan-hiep-phat-50112-6.html)
Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *