Dự thảo Luật Quản lý thuế phải phù hợp khoa học pháp lý và thực tiễn

Trần Quí Thanh

Nguồn hình: Internet

—–

Anh Thanh mến,

Tui biết anh không nhớ tui vì anh chỉ lai rai đôi ba lần với tui năm 91, 92 chi đó. Nhưng tui thì nhớ anh, vì anh quá tài giỏi.

Trước hết chúc anh và chị Nụ mạnh giỏi. Sau muốn hỏi anh về dự thảo quản lý thuế. Tui cũng là một CEO- bằng cái móng tay thôi anh- nên không thể không quan tâm tới dự thảo quản lý thuế.  Tui tin anh có đọc rồi. Ý anh ra sao, còn tui băn khoăn lắm. Người ta bảo Dự thảo luật quản lý thuê giao nhầm đối tượng. Tui e là vậy đó anh…

Chờ ý kiến anh

Mến,

Lê Hùng Mạnh (Sài Gòn): saigonxualamroi@gmail.com

……………..

Anh Lê Hùng Mạnh mến!

Làm sao tui không nhớ anh được, cái tên vừa hùng vừa mạnh quá ấn tượng đối với tui. Thằng Thanh không bao giờ quên bạn bè.

Trở lại câu hỏi của anh về  Dự thảo Luật Quản lý Thuế (sửa đổi), tui có ý kiến sau đây:

Một trong những nguyên tắc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật là đối tượng điều chỉnh phải “điều chỉnh” được. Nhưng tui thấy, điều 26 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thông tin, báo chí trong việc quản lý thuế.

Tại sao báo chí lại phải tuyên truyền cho cơ quan thuế theo luật Quản lý  thuế?. Báo chí hoạt động theo Luật Báo chí, không liên quan đến Luật Quản lý thuế. Cơ quan báo chí có quyền thẩm định, phản biện các đạo luật, nếu như không có lợi cho đất nước, cho người dân thì họ sẽ từ chối tuyên truyền. Kể cả khi cơ quan thuế trả tiền cho báo chí tuyên truyền, họ vẫn bỏ qua.

Thứ hai,  điều 25 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong việc quản lý thuế. Theo đó, các tổ chức này phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế, cung cấp thông tin liên quan đến việc quản lý thuế.

Tại sao các tổ chức chính trị xã hội phải phục vụ cơ quan thuế?

Nếu như Luật Quản lý  thuế ảnh hưởng tới  lợi ích của các các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thì họ có quyền phản biện, còn phản biện được ghi nhận hay không lại là chuyện khác.

Tiếp theo, tại sao lại quy định ngân hàng thương mại phải phối hợp với cơ quan thuế theo điều 27?

Ngân hàng thương mại là tư nhân, họ phải tôn trọng bí mật của khách hàng, trừ phi có cơ quan pháp luật can thiệp theo luật định.

Đóng thuế là nghĩa vụ, mọi cá nhân, tổ chức phải chấp hành Luật Thuế, nhưng Luật phải khoa học, khách quan, không áp đặt.

Tui thấy Bộ Tài chính cần lắng nghe, sửa đổi dự thảo Luật Quản lý thuế cho phù hợp với khoa học pháp lý và thực tiễn.

Mấy ý ngắn gọn vậy để trao đổi với anh

Chúc anh vui khoẻ

Trần Quí Thanh

(Hãy gửi thư cho tôi: tranquithanh1953@gmail.com)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *