Quản lý dịch vụ Internet hiệu quả nhưng không thêm điều kiện kinh doanh

Trần Quí Thanh

Nguồn hình: Internet

—–

Kính gửi anh Trần Quí Thanh, 

Rất cảm ơn anh đã trả lời nhanh chóng thư của tôi, với bài:”Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại”. Tôi nghĩ tụi mình già rồi, còn chút gì đóng góp cho đời cũng cố đóng góp. Những cuộc trao đổi thế này rất bổ ích anh ạ. 

Giờ tôi muốn anh trao đổi vấn đề này: vài năm gần đây, dịch vụ phát thanh, truyền hình xuyên biên giới qua Internet đã phát triển mạnh. Liệu có nên quản lý dịch vụ mới này theo như cách mà Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo nghị định quản lý các hoạt động này? 

Rất mong nhận được phản hồi từ anh. 

Chúc anh mạnh giỏi

Lê Minh Hiếu (Đà Nẵng: hieu_onggia17@gmail.com)

—–

Anh Lê Minh Hiếu mến!

Sự phát triển của khoa học công nghệ kéo theo sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ thông minh trên toàn cầu, trong đó, lĩnh vực phát thanh – truyền hình thuộc nhóm thay đổi nhanh nhất. Cho dù muốn hay không, thì cơn bão toàn cầu hóa và đòi hỏi của hội nhập cũng cuốn các quốc gia bay theo.

Cách đây chừng chục năm, khi cuốn “Thế giới phẳng” của Thomas Friedman được dịch sang tiếng Việt, có nhiều người còn mơ hồ về môi trường toàn cầu hóa, nhưng đến bây giờ thì hiện thực toàn cầu hóa đã vượt xa cả trí tưởng tượng của con người thập kỷ trước.

Nói như vậy để thấy rằng, trong “thế giới phẳng” này, sự kết nối là lẽ sống của mọi quốc gia. Đối với Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ 4.0, linh hồn của nó chính là sự kết nối.

Internet là công cụ siêu tuyệt cho hoạt động kết nối, vậy thì phát thanh, truyền hình đương nhiên sẽ khai thác tối đa công cụ này, ai không khai thác nó mới là kẻ lạc hậu

Các doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp thế giới trong lĩnh vực này, đặc biệt là khi thiết bị đầu ra quá rẻ và phong phú, và tất nhiên cùng với nó là thông tin từ bên ngoài cũng sẽ xâm nhập vào Việt Nam qua nhiều ngõ từ bầu trời mênh mông.

Chính vì vậy, nhà nước phải có chính sách quản lý hoạt động kinh doanh đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình xuyên biên giới qua Internet, vấn đề đặt ra là quản như thế nào mà thôi.

Bộ Thông tin Truyền thông đang dự thảo nghị định quản lý các hoạt động này và đang tiếp thu ý kiến đống góp từ cộng đồng, đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình. Tui không kinh doanh trong lĩnh vực này, nhưng về nguyên tắc chung, theo tui nghị định cần thỏa mãn bốn điều kiện như sau:

  • Đảm bảo nhà nước quản lý hiệu quả.
  • Không thêm điều kiện kinh doanh, cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tạo cơ hội để người dân tiếp cận các dịch vụ văn hóa, giải trí, thụ hưởng thêm nhiều thông tin, kiến thức đa dạng và phong phú của nhân loại.
  • Tạo điều kiện để các doanh nghiệp nắm bắt, theo kịp được sự phát triển của công nghệ hiện đại nhất thuộc lĩnh vực cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình, không bị tụt hậu so với các nước tiên tiến.

Cám ơn anh đã luôn theo dõi trang của tui và tương tác.

 

Trần Quí Thanh

(Hãy viết thư cho tôi: tranquithanh1953@gmail.com)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *