Sóng gió của gia tộc doanh nhân trên con đường đi ra biển lớn

Trong cuốn “Chuyện nhà Dr Thanh”, Trần Uyên Phương nhắc nhiều đến những sóng gió mà Tân Hiệp Phát gặp phải trên con đường vươn ra biển lớn, từ thất bại với bia tươi Laser năm 2003, đến giai đoạn đầy khó khăn những năm 2012-2014. Xin giới thiệu đến mọi người một số trích đoạn trong cuốn sách.

Dây chuyền Aseptic đang sản xuất Trà thanh nhiệt Dr Thanh

“Năm 2003, khi đang ở vị thế đứng thứ ba trên toàn quốc trong ngành bia, ba tôi đã táo bạo đầu tư toàn bộ hệ thống từ nước Đức, sản xuất bia tươi đóng chai với hoài bão to lớn tạo một cú đột phá, thay đổi chất lượng của toàn ngành bia Việt Nam. Đó chính là bia tươi mà đóng được trong chai thủy tinh, sản phẩm bia tươi Laser.

Song rất đáng tiếc là khi đưa ra thị trường, bia tươi Laser đã cam chịu thất bại đau đớn, phải dừng sản xuất và thi phân phối bị phong tỏa. Chẳng có bất cứ ai trên đời lại đành lòng quẳng đứa con được gửi gắm bao nhiêu kỳ vọng lớn lao của bản thân ra ngoài hè phố. Việc đó khác nào cầm dao chặt đứt cánh tay hay tự cắt vào da thịt mình? Thế mà ba tôi phải đành lòng quyết định dứt khoát.

Vào những năm 2012-2013, hàng loạt quỹ đầu tư đến kỳ xem xét lại danh mục đầu tư và ra quyết định ở lại thị trường Việt Nam hay thoái vốn, cả nước mỗi năm ước tính có khoảng hơn 50.000 doanh nghiệp phải giải thể hoặc tạm ngưng hoạt động. Giữa thời điểm nền kinh tế còn chưa thể gượng dậy sau khủng hoảng, nếu chỉ nghĩ đến lợi nhuận đơn thuần, doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất vì sức mua giảm sút nặng. Những đây lại chính là lúc chúng tôi quyết định lội ngược dòng, mở rộng sản xuất, cam kết phát triển bền vững, mang lại việc làm cho hàng ngàn lao động mới, bình ổn giá cả và tiếp tục nâng chất lượng sản phẩm.

Trong sự tất bật vừa khánh thành nhà máy Number 1 Hà Nam và khởi công xây dựng nhà máy Number 1 Chu Lai năm 2014, chúng tôi gặp một thử thách rất lớn. Khi em Bích buộc phải gửi đơn ra toà án khiếu nại sự việc ngân hàng chậm trễ xử lý số tiền em tôi đang gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) thì chỉ một thời gian ngắn sau đó, việc khởi tố vụ án ngân hàng đã ảnh hưởng nặng nề đến các dự án mới đang thi công của chúng tôi.

Chúng tôi rơi vào tình cảnh kẹt nguồn tiền, dòng tiền mặt bị khủng hoảng. Các ngân hàng nhận được thông tin đều nâng lãi suất vay của chúng tôi vì đánh giá chúng tôi thuộc nhóm rủi ro cao. Nhiều tin đồn về việc chúng tôi không đủ khả năng trả nợ làm cho một số đối tác mới chưa hiểu về Tân Hiệp Phát hoang mang.

Họa vô đơn chí, trong lúc bộn bề chỉm nghỉm giữa biển sâu công việc, thì đột ngột má tôi ngã bệnh nặng….

Cuối năm 2014, “Tân Hiệp Phát” và “Con ruồi” trở thành từ khóa nóng nhất, không chỉ trong vài ngày mà trong hơn 90 ngày lien tục, trở thành sự kiện ồn áo kéo dài nhất trên mạng xã hội.

Trong quá trình điều tra vụ án, Viện khoa học kỹ thuật hình sự Bộ Công An đã giám định chai nước được cho là có ruồi và đưa ra kết quả “nắp chai nước bị biến dạng, vết trượt xước do công cụ sắc nhọn tạo ra; nắp chai nước đã bị mở ra và đóng lại”. Tòa tuyên: “Theo kết quả giám định, chai nước ngọt không còn là nguyên bản của công ty mà đã được mở nắp và đóng lại, nên không thể xác định đây là lỗi sản phẩm của công ty”.

Giữa rất nhiều vấn đề dồn dập như thế, đối với chúng chuyện sống còn chính là chất lượng sản phẩm, điều quan trọng nhất lúc bấy giờ là phải tìm ra được nguyên nhân thực sự của từng chuyện và phải đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng

Sau rất nhiều biến cố, lại một lần nữa khó khó khăn đến dồn dập. Đã không biết bao nhiêu lần thay đổi nhà thầu. Đã không biết bao lần nhà thầu không thực hiện đúng cam kết. Nhưng chúng tôi đã quyết định chắc chắn ngày 23/4/2017 dứt khoát nhà máy Number 1 Chu Lai phải khánh thành, không thể trễ hơn được nữa, điều mà hầu như tất cả các chuyên gia đều khẳng định là không thể.

Cuối cùng thì kỳ tích ngày 23/4/2017 đã thực sự xảy ra. Điều tưởng chừng không thể vẫn trở thành có thể. Chúng tôi đã hoàn thành lắp ráp dàn máy Aseptic (vô trùng, vô khuẩn) đầu tiên được đầu tư hiện đại nhất ở châu Á trị giá 30 triệu USD trong tổng đầu tư 10 dây chuyền trị giá 300 triệu USD cho ba nhà máy mới”.

Trích “Chuyện nhà Dr Thanh”

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *