Tân Hiệp Phát từ chối thương vụ M&A tỷ đô, kiên định con đường vươn ra biển lớn

Đông Hường/ Báo Infonet
Hội thảo Doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn.
—–
“Bí quyết để Tân Hiệp Phát đứng vững trên thị trường nội địa và đưa sản phẩm vươn ra quốc tế, đó là xác định chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, tiêu chuẩn chất lượng được tập đoàn đặt ra rất cao” – Bà Trần Uyên Phương, Phó TGĐ TĐ Tân Hiệp Phát chia sẻ tại Hội thảo Doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn.

 

Đầu tư công nghệ để sản phẩm đạt chất lượng toàn diện

Từ năm 2003 Tân Hiệp Phát đã hình thành một sứ mệnh và rất kiên định đưa thương hiệu Việt ra thế giới. “Chúng tôi mong ước có một vị trí trong top những công ty dẫn đầu ở châu Á để sản xuất ra mặt hàng nước giải khát có lợi cho sức khỏe”, bà Phương cho biết tại hội thảo.

Để làm được điều này, từ cách đây 10 năm, Tân Hiệp Phát (THP) đã tiếp cận và nghĩ đến việc đầu tư mua 10 dây chuyền công nghệ Aseptic trị giá 300 triệu USD của tập đoàn GEA. 

“Với 10 dây chuyền công nghệ này, chúng tôi mong muốn đem đến chất lượng vượt trội cho ngành nước giải khát Việt Nam, không cần đến chất bảo quản nhưng sản phẩm vẫn giữ được 12 tháng. Đây là yếu tố cốt lõi khiến sản phẩm của tập đoàn tự tin khi đi đến quốc gia nào cũng sẽ đạt tiêu chuẩn họ đề ra, dù đó có là thị trường khó tính như EU hay Mỹ” – Bà Trần Uyên Phương phát biểu. 

Bà Trần Uyên Phương nhấn mạnh:“Để làm nên thương hiệu Việt, tôi tin là đầu tiên xuất phát từ người tiêu dùng. Họ có nhu cầu, chúng ta tạo nhu cầu, xuất phát từ nhu cầu và khi đó liên quan đến chất lượng, chúng ta phải nói đến chất lượng toàn diện, chứ không nói đến chất lượng của sản phẩm được”. 

Bà Trần Uyên Phương, Phó TGĐ Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Theo đó, chất lượng sản phẩm của THP đạt những tiêu chuẩn khắt khe nhất về an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn toàn cầu, không cần sử dụng chất bảo quản. Cụ thể, sản phẩm đạt được chứng nhận FDA của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ và chứng nhận Halal dành cho các quốc gia Hồi giáo.

“Muốn cạnh tranh và vượt lên những “người khổng lồ” quốc tế, công nghệ và chất lượng sản phẩm của bạn phải cao hơn so với họ”, bà Phương cho biết thêm.

Nữ doanh nhân này cũng thông tin rằng tập đoàn vừa hoàn tất nhà máy rất hiện đại ở Hậu Giang, phục vụ cho khu vực Mekong và xuất khẩu vì nó thuận tiện giao thông đường biển.

Từ chối lời đề nghị tỷ đô, kiên định với tầm nhìn vươn ra biển lớn

Vào năm 2012, Coca – Cola đặt vấn đề hợp tác đầu tư vào THP với số vốn 2,5 tỉ USD. Đây là thương vụ M&A lớn chưa từng có trong lịch sử doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm đó. THP hết sức hào hứng với lời đề nghị này nhưng qua gần 1 năm đàm phán, chúng tôi quyết định từ chối thương vụ này.

“Đó chưa phải là cơ hội của Tân Hiệp Phát”, bà Phương giải thích. Bà cho biết nếu nhận lời với Coca-Cola, tập đoàn sẽ chỉ được bán sản phẩm ở Việt Nam, Lào, Campuchia và không đưa ra được sản phẩm mới.  

THP đầu tư 10 dây chuyền công nghệ aseptic.

“Tiền không phải là tất cả”, bà Phương nói và nhấn mạnh rằng sứ mệnh của Tân Hiệp Phát là mang sản phẩm vươn xa ra khu vực và thế giới. 

“Nhưng không có nghĩa chúng tôi không mở cửa, không lắng nghe những lời đề nghị khác, chúng tôi luôn chia sẻ mong đợi có thêm đối tác để tập đoàn có thể trở thành 1 trong những công ty hàng đầu châu Á, tuy nhiên, nếu thời điểm chưa phù hợp, chúng tôi phải tiếp tục đi một mình với sứ mệnh “đưa doanh nghiệp Việt ra thế giới”.  

Những kinh nghiệm, bài học của Tân Hiệp Phát đã được bà Trần Uyên Phương kể lại trong cuốn Competing with Giants (Tạm dịch sang tiếng Việt: Vượt lên người khổng lồ). Bà Trần Uyên Phương bày tỏ hy vọng những bài học của gia đình mình có thể phần nào giúp các doanh nghiệp khác, tiếp tục với ước mơ “vươn ra biển lớn”.

NGUỒN:  Theo Báo Infonet
Link bài: Tân Hiệp Phát từ chối thương vụ…
(https://infonet.vn/tan-hiep-phat-tu-choi-thuong-vu-ma-ty-do-kien-dinh-con-duong-vuon-ra-bien-lon-post296018.info)
Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *