Tạo dựng thời thế cho Việt Nam

Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc Diễn đàn toàn cầu Boston, Mỹ/ Báo Tuổi Trẻ

Sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế, ĐH KHXH-NV đang coi live bầu cử Mỹ ở trung tâm văn hóa Mỹ. Các bạn cũng thử mock ballot (bỏ phiếu thử) và quiz về bầu cử – Ảnh: TS NGUYỄN THÀNH TRUNG

—–

Theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thiệt thú vị, không phải chỉ với những diễn biến đầy kịch tính của cuộc bầu cử, mà của cả những ý kiến, quan điểm của người dành cho hai ứng cử viên.

Người Việt Nam cũng bình luận về cuộc bầu cử rất sôi nổi, thậm chí chia làm hai phe đứng về hai phía, cãi nhau ì xèo trên mạng xã hội. Tui cho rằng, nơi đâu có tranh luận, nơi đó có sự sống của tự do ngôn luận, có sức bật mạnh mẽ của tư duy sáng tạo. Cũng như tui từng viết, nếu hai người ngồi với nhau, ai nói gì cũng gật, thì nơi đó thừa một người.

Thích ai, ủng hộ ai là quyền cá nhân, nhưng nếu cho rằng ông này hay ông kia làm Tổng thống Mỹ, sẽ giúp Việt Nam giàu mạnh hay chống lại cường địch xâm lấn thì e rằng quá xa vời.

Tổng thống Mỹ ưu tiên quyền lợi cho nước Mỹ và cùng với thế giới xây dựng các giá trị về hòa bình, thịnh vượng, điều đó là đương nhiên, cho dù là ai đắc cử.

Còn Việt Nam muốn mạnh, chỉ có tự lực tự cường, tự tạo ra giá trị, tự xác định địa vị của mình trước cộng đồng quốc tế. Việt Nam phải là một đất nước văn minh, bắt kịp tiến trình phát triển của nhân loại tiến bộ, công dân Việt Nam hội  nhập với các nước giàu mạnh và cùng tạo ra các sản phẩm mang giá trị toàn cầu.

Việt Nam sẽ là một quốc gia được thế giới tôn trọng khi và chỉ khi thực sự hùng cường.

Trần Quí Thanh

—–

Người Việt Nam cần chính mình tạo ra thời thế, lợi thế cho đất nước dù bất kỳ nhà lãnh đạo Mỹ nào trúng cử, không trông chờ phép mầu hay những lợi ích do một nhà lãnh đạo nào hay do ai đem tới.

Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 thật sôi động và kịch tính. Những nhà lãnh đạo, những học giả Mỹ mà tôi làm việc cùng suốt gần 10 năm qua chưa bao giờ coi chính trị Mỹ hoàn hảo, hay ưu việt, luôn xác định rằng trên cơ sở những chuẩn mực giá trị tốt đẹp cho mọi công dân, họ đi tìm mô hình tốt hơn, mô hình đang có chỉ hợp lý và vẫn chứa nhiều khiếm khuyết, cần điều chỉnh…

Họ phê phán những cái xấu để xây dựng xã hội ngày càng tốt hơn. Họ đều suy nghĩ vì lợi ích nước Mỹ, nhưng họ nhìn nhận lợi ích của nước Mỹ gắn với một thế giới hòa bình, an ninh, thịnh vượng và một thế giới văn minh. Do đó, lợi ích của nước Mỹ cũng có lợi ích cho những dân tộc và quốc gia có cùng chuẩn mực văn minh.

Người Việt Nam số đông thích Tổng thống Trump vì 2 lẽ: ông mạnh mẽ và hành động cụ thể chống lại nước nào đe dọa hòa bình và an ninh ở Biển Đông, ông chỉ rõ nước nào là nguy cơ cho hòa bình và an ninh thế giới, và có những biện pháp quyết liệt đối phó. 

Một bộ phận người Việt Nam không thích Tổng thống Trump cũng có lý do không muốn thấy một tổng thống Mỹ nói năng tiền hậu bất nhất và cho rằng ông Trump mị dân.

Sự kiện người Việt quan tâm đến bầu cử tổng thống Mỹ cho thấy nhận thức, hiểu biết về chính trị xã hội của người Việt Nam đã cao hơn trước và người Việt Nam có những ưu tư, trăn trở và hoài bão của mình, nó cũng cho thấy sự gắn bó giữa nhân dân hai đất nước, đó là nền tảng bền vững cho quan hệ Việt – Mỹ.

Người Việt Nam cần lắng nghe nhau, tôn trọng ý kiến của nhau và tránh bị chia rẽ vì ý thích và mong đợi khác nhau, quan niệm khác nhau về các vị ứng cử viên tổng thống, trong đó có cả sự kỳ vọng vị tổng thống mạnh mẽ, quyết đoán. Ông Trump hay Biden đều có những quan điểm, giải pháp làm cho Việt Nam có lợi và cả hai nhà lãnh đạo này đều có tình cảm tốt với Việt Nam.

Nhưng trên hết, người Việt Nam cần chính mình tạo ra thời thế, lợi thế cho đất nước dù bất kỳ nhà lãnh đạo Mỹ nào trúng cử, không trông chờ phép mầu hay những lợi ích do một nhà lãnh đạo nào hay do ai đem tới. Chính chúng ta tự tạo dựng tâm thế, vị thế tốt cho đất nước. Chính chúng ta phải tự cùng nhau tạo dựng một xã hội văn minh, bình đẳng cơ hội cho mọi công dân chứ không nên trông chờ vào ai.

Tôi nghĩ rằng một dân tộc có tri thức, có nhân cách tử tế, nhân ái, bền bỉ làm việc, sáng tạo, xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, biết lắng nghe, tôn trọng nhau trên cơ sở những chuẩn mực văn minh, tham gia những diễn đàn, những tổ chức quốc tế để nói lên tiếng nói của mình, nỗ lực cùng nhân loại xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, văn minh hơn, thì dân tộc ấy sẽ tự quyết định được vận mệnh của mình, tự tạo dựng được thời thế mà không lệ thuộc vào bất kỳ nhà lãnh đạo nào, hay vào quốc gia nào.

 

NGUỒN:  Theo Báo Tuổi Trẻ

Link bài: Tạo dựng…

https://tuoitre.vn/tao-dung-thoi-the-cho-viet-nam-20201107084054137.htm

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *