THP xây dựng và duy trì thương hiệu Việt

Phạm Danh Huynh

Ban lãnh đạo của Tân Hiệp Phát

Bài viết thật hay, anh  Phạm Danh Huynh ạ. Một người đã rời THP lại có bài viết cực kỳ tâm huyết về THP thế này thật quí quá. Xin phép anh được đăng bài viết này trên trang web của tôi, chỉ xin bỏ từ “ vĩ đại” đi vì sợ bị hiểu lầm. Cảm ơn anh rất nhiều.

Trần Quí Thanh

 

—–
 

"Trách nhiệm của chúng tôi không phải duy trì một tài sản mà duy trì một thương hiệu Việt". Mặc dù tôi ít có thời gian để tìm hiểu nhiều trong nội dung trang WEB này. Nhưng khi thấy cái tựa trên thì làm tôi  sảng khoái trong người. Đó là cái ý nghĩ, cái tư tưởng rất lớn của những doanh nhân lớn.

Đúng vậy cái thương hiệu Number One, Tân Hiệp Phát là một thương hiệu lớn của Việt nam, hoàn toàn do con người Việt nam gầy dựng nên và thật sự hoành tráng trong ngành NGK. Một thương hiệu mà kể cả các đối thủ cùng ngành có đầu tư từ nước ngoài cũng phải nghiêng mình thán phục về sự bề thế, về doanh số bán và về cả mặt phục vụ cộng đồng.

Tôi đã từng làm việc nơi đây từ những năm gặp khó khăn. Có rất nhiều điều đáng ghi nhận. Đó là:

Thứ nhất: THP là doanh nghiệp sớm đưa hệ thống quản lý cao cấp vào áp dụng tại đơn vị như E.R.P (Enter Resource Plantning) và đào tạo nên một đội ngũ chuyên gia ERP chuyên sâu đã có cách nay hơn 10 năm. Đó cũng là doanh nghiệp xung phong và giảm tốn nhiều chi phí cho hệ thống quản lý trong sự phát triển như vũ bão của mình.

Thứ hai: Rất quyết đoán và nhìn xa trông rộng trong đầu tư. Ví dụ khi trà xanh không độ ra đời, thu hút thị trường NGK đến "cháy hàng", các CB.CNV góp ý đầu tư thêm 1 line nữa nhưng TGĐ chính là D.R Thanh đã quyết định đợt này thêm ít nhất 4 lines công suất từ 24000 chai/h đến 36000 chai/h. Kèm theo câu nói trong cuộc họp mà tôi nhớ mãi không quên, đó là: "Thêm 04 lines nữa nhưng chưa phải là đủ, khi thị trường đang khát thì ta ko thể để thiếu ko để mất cơ hội hay nhường cơ hội cho ai". Quá hay! Còn nhiều nhận định ở tầm cỡ nữa mà sau này mỗi lần ngẫm nghĩ lại tôi lại thấy đó là một người thầy có tầm nhìn chiến lược sâu xa và lớn lao.

Thứ ba: Dám bỏ ra chi phí không nhỏ để tầm sư giỏi trên thế giới về đào tạo cho sự phát triển nội bộ THP. Tôi đi làm nhiều nơi nhưng chưa nơi nào chi phí đào tạo, phát triển nội bộ tốt hơn THP cả. Hồi đó chúng tôi được đào tạo bài bản về Hệ thống quản lý, Hệ thống báo cáo, Hệ thống Kiểm soát nội bộ cũng chỉ có ở THP. Được học các chương trình như Cresscom, MRP.2,… đặc biệt là Supper MAN một chương trình mà sau khi đào tạo đã tạo nên nhiều sự đột phá thành công trong mỗi con người và trong doanh nghiệp Tân Hiệp Phát với khẩu hiệu "Không gì là không thể".

Thứ tư: Chi phí cao cho các vấn đề tài trợ như giải đua xe đạp cúp truyền hình hành năm, chương trình leo núi Everest…và công tác từ thiện.

Thứ năm: Chi phí quảng cáo hàng năm cao đúng theo tiêu chuẩn 10% trên doanh số bán, đóng góp không nhỏ cho các mạng truyền thông quảng bá.

Thứ sáu: Điều mà tôi rất quan tâm và tâm đắc là các chương trình "COS SAVING". Đúng như thế tôi đi làm đến hàng chục công ty nhưng chỉ thấy ở THP là đầu tư cho COS SAVING rất bài bản, đầu tiên là Cos saving nhiên liệu (2006), rồi đến các nguyên vật liệu, đến cả các động tác thừa trong sản xuất. Tôi nhớ có cả những thời gian dài trên vai tôi có hai máy quay phim và sáng sớm bấm máy đến 2 giờ chiều về ngồi cùng ban Internal Audit và Đại diện lãnh đạo cùng các đơn vị tư vấn ngồi phân tích, đánh giá, và đưa ra các sách lược để giảm thiểu chi phí.

Vâng chỉ có ở THP mới có, nói dài dòng nhưng nếu ko có những chương trình những công việc như vậy thì doanh nghiệp làm sao trở thành thương hiệu Việt hùng mạnh như Tân Hiệp Phát được. Đó là cái tư tưởng lớn và cái tâm huyết hoàn thiện một thương hiệu mạnh của người đứng đầu công ty.

Thứ bảy: Là các câu khẩu hiệu dễ hiểu, dễ quan sát mà mọi người ai cũng có thể đọc và ngẫm nghĩ được ngay tại Văn phòng của TGĐ hay trên hành lang của tòa nhà. Ví dụ: "Hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai", hay như câu bí quyết của thành công là "Đến đầu tiên, về sau cùng và ráng thêm chút nữa"… " Nếu bạn cho tôi một con cá thì chỉ nuôi tôi một bữa nhưng nếu bạn dạy tôi cách câu cá thì bạn đã nuôi tôi cả cuộc đời". Thật quá tuyệt vời và còn rất nhiều, thật nhiều câu khẩu hiệu mang đầy ý nghĩa nữa.

Thứ tám: là phong cách quyết liệt, hào phóng nhưng rất mang tính Quản trị cấp cao của TGĐ DR. Thanh, tôi không bao giờ quên được khi làm việc với ông và càng thêm nể phục. Mỗi lần có việc gấp, có những việc cần cân nhắc trước những đơn hàng có giá trị lớn và tiến độ thật gấp rút. Người trình ký thường được nghe câu này: "Cái này bao nhiêu?- Bao giờ có?- Chúng ta có thể chịu đắt một tý nhưng về chất lượng và tiến độ luôn phải ưu tiên hàng đầu", hay câu cái này: "Rằng là, rằng là…" gõ nhẹ vài cái xuống mặt bàn là có quyết định, ký cái rẹt trong nháy mắt. Đúng là sự quả quyết và sự phê duyệt đỉnh cao.

Những câu nói như vậy luôn văng vẳng bên tai tôi cho đến nay khi không còn làm tại THP nữa nhưng giá trị thì không bao giờ tôi quên. Đó vừa mang tính mệnh lệnh, vừa mang tính quyết định và tính quản trị thì phải nói là siêu cao, ai có làm thì mới hiểu.

Tất cả những điều đó và nhiều điều nữa không cho phép ta kể ra hết được đã làm nên một thương hiệu Việt thật sự hùng mạnh trong giới các doanh nghiệp trong nước, trong khu vực và cộng đồng người tiêu dùng trên thế giới, đó là Tân Hiệp Phát với nhiều sản phẩm mà dư âm của nó còn vang mãi như trà xanh không độ, trà thanh nhiệt Dr. Thanh v.v…

Nếu duy trì một THP có tài sản 3 tỷ USD, hay 5, hay 10 tỷ USD…mà không giữ thanh thế của một thương hiệu Việt thì không có gì đáng nói, nhưng cái tài sản đồ sộ kia làm phương tiện và nền tảng cho sự phát triển và duy trì mãi một thương hiệu Việt là Tân Hiệp Phát thì mọi người chúng ta và các doanh nghiệp ai cũng ngưỡng mộ và trân trọng.

Tôi thực sự thích phương châm này, tôi coi cái tựa này: "Trách nhiệm của chúng tôi không phải duy trì một tài sản mà duy trì một thương hiệu Việt" như một câu ngạn ngữ và là triết lý cho các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào cũng làm theo phương châm này thì vị thế của Việt nam sẽ có vị thế cao trên trường Quốc tế.

Kính chào trân trọng Đại gia đình Tân Hiệp Phát, chúc cho sự phát triển mạnh mẽ và vững bền của thương hiệu Tân Hiệp Phát, một thương hiệu VIỆT NAM hoàn toàn.

Best Regards
Phạm Danh Huynh
(Rút từ comment bài: Trách nhiệm của chúng tôi không phải duy trì một tài sản mà duy trì một thương hiệu Việt.)
 

Rate this post

Bài viết liên quan

0 Comments

  • · Edit

    Nói đến Tân Hiệp Phát (Number One) người ta nghĩ ngay đến ông D.r Thanh, viết nhiều về ông nhưng sẽ thiếu sót nếu ít có ai nghĩ đến cái pháo đài, sự hậu thuẩn hùng mạnh của Tân Hiệp Phát, sự đóng góp rất căn bản cho sự thành công của thương hiệu Tân Hiệp Phát này. Đó không ngoài ai khác mà chính là Madam Nụ người tổng phụ trách Hậu cần của tập đoàn Tân Hiệp Phát. Chúng tôi là những người cấp dưới trực tiếp vẫn thường gọi là chị Nụ, chị hai hay là sếp Nụ.
    Hồi tôi còn làm tại THP, rất nhiều chuyện làm cho tôi đáng kinh ngạc về tài, trí, thân thiện xuất chúng của con người này mà tôi hay nói là “đại tẩu”, nhiều điều đáng đẻ chúng ta học và làm cũng như về tư tưởng kinh doanh và quản trị. Không kể hết tôi chỉ kể ra đây một số vấn đề từ vị “đại tẩu” này mà có ảnh hưởng rất lớn trong tư tưởng và quá trình công tác của mình.
    1. Là một phụ nữ, đại diện cho công ty phụ trách toàn bộ khâu hậu cần vô cùng phức tạp và phạm vi rộng lớn quá mức như tập đoàn Tân Hiệp Phát từ Purchasing, kế toán, các dự án v.v…thì không dễ gì ai cũng làm được. Tôi từng nghe chị nói trong các cuộc họp tại phòng thu mua (purchasing) chị là đại diện là bộ mặt của công ty thì không bao giờ được phép xuềnh xoàng. Nhất là đối với chị em phụ nữ có ba(3) điều phải thực hiện được. Đó là:
    – Làm đẹp, như nước hoa phải có, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, lịch sự biết trang điểm.
    – Say mê công việc mang lại hiệu quả cao nhất và có ích nhất cho bản thân, gia đình, đơn vị và xã hội.
    – Biết kiếm tiền lành mạnh và tiết kiệm, sử dụng đồng tiền đúng mục đích nhất nhằm hỗ trợ cho chồng, con và gia đình.

    2. Tuyệt đối chống lãng phí ở mọi lúc, mọi nơi. Hồi đó tại THP luôn luôn tồn tại các dự án lớn nhỏ. Vật tư chất đầy khắp nơi và cũng có những lúc con người ta thiếu tinh thần trách nhiệm vất bừa bãi trên bãi đất đang san lấp hay ngay bên lề đường… và nhiều ống kim loại, PVC, kể cả Inox cũng bị chôn vùi. Tôi đã thấy vĩ “đại tẩu” này đứng nhìn và gạt nước mắt (không chỉ một lần), tôi thấy cũng rất cảm động, vì đó là những khoản tiền không nhỏ, là sự lãng phí hoàn toàn. Trong các cuộc họp hay có người đối diện đang bàn bạc công việc hoặc nói chuyện thì chị thường nhắc rằng: “Tham nhũng đã là một tội lỗi lớn nhưng vẫn có chỗ dùng vì người ta tham nhũng vì động cơ cá nhân thì họ phải dùng. Còn LÃNG PHÍ, vất bừa bãi không có ai dùng cả thì là một tội lỗi vô cùng lớn, không thể bỏ qua được”. Nói vậy để mọi người biết rằng trong tầm mắt cùa người đại diện một tập đoàn lớn thì khả năng quản lý, quản trị và sự bao quát, quán xuyến như thế nào rồi. Không chỉ gạt nước mắt và nhắn nhủ hay thể hiện tiếc rẽ gì nữa mà ngay sau những vụ việc tương tự đều có kế hoạch hành động ngay (Action Plant). Những điều này đã dẫn đến nhiều chương trình và phong trào “Cossaving” rộng rãi đến các phòng, các chuyên ban và từng con người trong tập đoàn. Hiệu quả đóng góp kh6ng nhỏ cho sự phát triển của tập đoàn THP. Hay ví dụ như một đơn hàng đã được TGĐ ký HĐKT có giá trị gần

    Reply
    • · Edit

      Cảm ơn anh Huynh. Bài viết rất tâm huyết. Chỉ có người THP mới hiểu được ngọn ngành như thế. Xin phép anh được đăng lên blog của tui.

      Reply

Bình luận

Required fields are marked *