Tiết kiệm bẩm sinh, tôi có được 5.000 USD vào thời điểm năm 1999

D.CEO Trần Uyên Phương và cuốn sách “Vượt lên người khổng lồ”

Năm 18 tuổi, khi vừa tốt nghiệp THPT, Uyên Phương đã tiết kiệm được 5.000 USD – một khoản tiền cũng được coi là kha khá nếu so sánh với thu nhập GDP bình quân đầu người ở mức 1.850 USD tại tại TP HCM thời điểm đó. Giới thiệu đến mọi người một đoạn trích nhỏ trong cuốn “Vượt lên người khổng lồ” của Trần Uyên Phương về thói quen tiết kiệm.


Ba mẹ tôi luôn chú trọng rất nhiều vào giá trị. Họ không quan tâm nhiều lắm đến mua sắm quần áo hay ô tô xa xỉ. Họ cho chúng tôi thấy con đường đến thành công là đầu tư mọi nguồn lực, tinh thần và tài chính, vào công việc kinh doanh gia đình.

Về chuyện tiền bạc, tôi cũng là một người tiết kiệm bẩm sinh. Xu hướng đó đã hình thành từ khi tôi còn bé, giống như một phần trong gien di truyền của mình vậy. Mỗi khi bà cho tôi tiền ăn trưa, tôi luôn cố gắng tiết kiệm tối đa có thể. Ông tôi mở một tài khoản ngân hàng để tôi có thể gửi tiền và theo dõi số tiền tiết kiệm lớn dần lên.

Tết là một dịp đặc biệt vui trong năm, vì đó là thời điểm tôi nhận được nhiều tiền lì xì. Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, trẻ con sẽ được người lớn chúc mừng năm mới, kèm theo các phong bao đỏ bên trong có tiền lì xì.

Tiền có nhiều ý nghĩa trong văn hóa châu Á. Những lá số tử vi đầu năm chủ yếu tập trung vào vấn đề tiền bạc hơn chuyện tình cảm. Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng. Sau Tết, tôi lúc nào cũng háo hức gửi tiền lì xì vào tài khoản tiết kiệm của mình.

Khi tốt nghiệp trung học năm 1999, tôi đã tiết kiệm được 5.000 USD. Đó là một số tiền lớn với một thanh niên như tôi – đặc biệt nếu so sánh với thu nhập GDP bình quân đầu người ở mức 1.850 USD tại thành phố Hồ Chí Minh lúc bấy giờ. Khi tôi tốt nghiệp đại học, tôi gửi ba toàn bộ số tiền tiết kiệm được để ông đầu tư vào kinh doanh.

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *