Tiêu tùng rồi… các tiệm bán lẻ ơi!

Nguyễn Quang Bình/ Báo TBKTSG
Tại một cửa tiệm bán đồ chơi trẻ em Toys R Us tại Mỹ.

Trong cơn bão quét các cửa hàng bán lẻ trong thời gian vừa qua, giới đầu tư và kinh doanh cũng như báo chí đã sử dụng rất nhiều từ trong tiếng Anh để diễn đạt sự biến mất hay đóng cửa (store closings) của các khu thương mại bán lẻ (malls) và các cửa hàng bán lẻ.

Nào là “wave of store closings” (làn sóng đóng cửa các cửa hàng), “carnage” (tàn sát, khu chiến địa, cảnh máu chảy đầu rơi), “tsunami” (sóng thần), không loại trừ cả từ “retail apocalypse” (thời tận thế của các tiệm bán lẻ).

Thật vậy, chưa phải tới trình độ mua bán thời đại công nghiệp 4.0, nước Mỹ chứng kiến cảnh thu hẹp dần của các trung tâm thượng mại một cách đáng lo ngại. Nếu như năm 2017, số liệu thống kê (statistics) cho thấy thực tế đã có gần 9,8 triệu mét vuông của các trung tâm thương mại trước đây khách thăm và mua tấp nập nay phải đóng cửa hay thay đổi công năng sử dụng, năm 2018 người ta dự kiến một làn sóng mới quét sạch thêm gần 8,75 triệu mét vuông.

Các nhà phân tích thị trường bán lẻ còn cho rằng năm xui tháng hạn của ngành này trong năm 2018 chưa dừng ở đó vì số liệu 8,75 triệu mét vuông trên chỉ là con số đã đăng ký để làm thủ tục phá sản (bankcruptcy) mà người ta biết được.

Cụ thể có đến 3.800 cửa tiệm bán lẻ ở Mỹ nói sẽ đóng cửa trong năm 2018, trong đó có tập đoàn Toys R Us. Tập đoàn này thông báo chính thức cách nay hơn hai tháng rằng 735 cửa tiệm của họ trên toàn nước Mỹ phải đóng cửa hay bán cho công ty/nhà đầu tư khác.

Bán tiệm, trả lại mặt bằng, đương nhiên “everything must go” (bán sạch, không để lại thứ gì), “entire store 20% to 40% off” (giảm giá từ 20% đến 40% cho bất cứ mặt hàng nào của cửa hàng), và thông báo ghi rõ “going out of business” (sẽ ngưng kinh doanh). Và trong các tiệm bị dẹp, đều thấy “clearance 20%…40% off” (hàng bán thanh lý, dọn tiệm giảm giá từ 20%…40%) như hình chụp minh họa theo bài.

Các công ty đặt tiệm ngay tại trụ sở hay trong các trung tâm thương mại (Brick and Mortar stores) đã thấy bắt đầu thua trong trận chiến này.

Rút lui bằng cách nào? Họ phải tranh thủ thực hiện “clearance” hay “liquidation” để chặn lỗ và ngăn thiệt hại thêm khi ngành e-commerce (thương mại điện tử) càng lúc càng hung hãn và các tiệm bán hàng trên mạng/trực tuyến online stores càng lúc càng chiếm thế supremacy (thượng phong).

Tại sao lại ưu thế? Online stores không phải trả tiền thuê mặt bằng, vốn rất đắt đỏ vì hầu hết “malls” và “retail stores” đều đóng tại vị trí đắc địa trong tại các địa phương. Online stores cũng còn ưu thế là giảm lượng nhân viên đáng kể.

Chỉ cần lập một hệ thống “shipping” (giao hàng) thật sít sao, như từ nhà sản xuất (producer) trực tiếp đến người mua/nhận hàng (buyer/consignee) nếu có thể, online stores sẽ hạn chế (minimize) đến mức tối thiểu các chi phí như thuê kho và mặt bằng để trữ hàng (storage)…

Thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng, chủ đất phải làm gì đây? Đương nhiên khi các khu thương mại không còn hàng, trống trơn (empty malls), họ sẽ có nhiều lựa chọn mà lựa chọn đầu tiên phải là Ià non-retail options (không phải là ngành bán lẻ) như biến các “malls” thành khu văn phòng (offices), khu dân cư (residential areas/spaces) hay khách sạn chẳng hạn (hotels).

Nhưng hầu hết chọn lựa hiện nay là biến các trung tâm thương mại bỗng dưng thành “chùa bà đanh” – do chuyển đổi phương thức kinh doanh bán lẻ – thành các khách sạn (hotels) và khu dân cư (residential spaces).

Hình như trong khi các tiệm bán lẻ tại nhiều nước Âu – Mỹ đang biến mất dần (disappear), thì lại xuất hiện rầm rộ tại Việt Nam. Tuy nhiên, các ông chủ ngành bán lẻ nước ta cũng cần thấy trước (visionary) để một khi phong trào online stores lấn lướt retail stores, thì bấy giờ dẹp tiệm (going out of business) với một ý thức rằng “cái chết” đã được đoán trước.

 
Nguồn: Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn
Link bài: Tiêu tùng rồi… các tiệm bán lẻ ơi!
(http://www.thesaigontimes.vn/273593/tieu-tung-roi-cac-tiem-ban-le-oi.html)
Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *