Trần Quí Thanh
Có một giai đoạn bùng lên phong trào “văn hóa doanh nghiệp”, đi làm việc ở đâu tui cũng nghe người ta bàn về văn hóa doanh nghiệp, ai cũng muốn xây dựng văn hóa theo phong cách riêng, một sự khác biệt.
Văn hóa doanh nghiệp được hiểu như một cách xây dựng thương hiệu. Công đồng có ấn tượng tốt về văn hóa của một doanh nghiệp tất nhiên có lợi rất nhiều.
Văn hóa doanh nghiệp còn hỗ trợ cho hoạt động điều hành, nó là chất lượng nội dung ở bên trong, không phải là hình ảnh ở bên ngoài. Nếu như nôi bộ của doanh nghiệp còn những điều chưa tốt đẹp thì không thể nói đến xây dựng một hình ảnh đẹp với cộng đồng.
Nhưng đó là chuyện của quá khứ.
Còn đến thời đại kỹ thuật số, văn hóa doanh nghiệp cũng phải thay đổi cho phù hợp với nhịp tiến vũ bão của cách mạng công nghệ.
Khi viết “Thế giới phẳng”, Thomas Friedman mô tả cách thức công nghệ số đã rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia và cách mạng hóa các chuỗi cung cấp toàn cầu. Tất nhiên, với một thế giới phẳng với công nghệ số, văn hóa của doanh nghiệp không còn dừng lại ở cử chỉ cúi chào ân cần hay mỉm cười tiễn khác.
Vậy mà những gì Thomas Friedman viết ra xem chừng đã lạc hậu, thời đại công nghệ 4.0.
Vậy thì vấn đề đặt ra là văn hóa doanh nghiệp của thời đại mới có gì thay đổi, thai đổi theo xu hướng nào? Tui nghĩ, đó là xu hướng “tốc độ”.
Hệ thống quản trị doanh nghiệp phải được cải tiến và tất nhiên văn hóa chính là sự thể hiện bản chất của hệ thống đó. Hệ thống là khoa học, nhưng sự thể hiện chính là văn hóa. Thời đại kỹ thuật số bắt buộc các vận hành phải nhanh chóng, thuận lợi, những lề thói chậm chạp, trì trệ sẽ không thể gọi là văn hóa. Lẽ dĩ nhiên, mọi đối tác trên toàn cầu đều đánh giá văn hóa của doanh nghiệp qua tốc độ xử lý các thủ tục và giải quyết công việc, không ai quan tâm đến cái cà vạt của ông chủ hay chiếc váy của cô thư ký.
Chính văn hóa tốc độ bắt buộc nhân viên phải có kỹ năng xuất sắc và tính kỷ luật cao, không có kỹ năng và kỹ luật, không tham gia được cái gọi là thời đại 4.0.
Thời đại 4.0 đó, không có những cản trở về không gian để tiếp cận khách hàng, cho nên sự thông suốt về thông tin trong nội bộ, cung cấp lượng thông tin phong phú và nhanh chóng ra bên ngoài cho khách hàng. Ngoài ra, văn hóa của doanh nghiệp 4.0 còn thể hiện ở sự quyết đoán khi đưa ra quyết định trước những thay đổi, những chuyển biến bất ngờ của nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Đừng nói rằng chỉ có hành chính công mới quan liêu, hành chính tư cũng đầy quan liêu. Văn hóa của doanh nghiệp thời đại 4.0 chính là loại bỏ tối đa sự quan liêu đó.
Sài Gòn 14/9/2017
TQT
Link bài: Văn hóa doanh nghiệp thời 4.0