Chất “kỳ thủ” của một doanh nhân

Xuân Nghi/ Báo Kinh tế Việt Nam

Dr Thanh

Thoạt nhìn, ít ai nghĩ anh là một doanh nhân giỏi kiếm tiền và thuộc vào hàng “đệ nhất đại gia” của vùng đất phương Nam. Mái tóc nhẹ xoăn, đôi mắt tinh ranh luôn dán chặt vào người đối diện, giọng ấm áp đầy hào sảng, bộ ria mép đầy ma lực, anh mang dáng vẻ của một nghệ sĩ du ca đồng nội đầy chất lãng tử. Hơn thế, trong bộ áo Rồng Đỏ đặc thù có một không hai mỗi khi “lên đồ”, anh trông chẳng khác nào một dân chơi thứ thiệt, như anh vẫn từng chia sẻ: “Kinh doanh là một cuộc chơi!”

Anh giàu có nhưng bình dị, dễ gần gũi với mọi người. Tiếp chuyện với tôi, sau một ngày làm việc kéo dài từ lúc bình minh còn chưa kịp ló dạng, đến khi hoàng hôn đã chìm sâu vào màn đêm, anh vẫn đượm vẻ tươi cười trẻ trung của một người đàn ông thích hát, và anh đã hát cho tôi nghe. Rồi anh dẫn tôi vào cuộc “phiêu lưu kỳ thủ” của anh. Anh là TS. Trần Quí Thanh, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP Group).

Kinh doanh là một cuộc chơi!

Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Tp.HCM với tấm bằng Kỹ sư cơ khí chế tạo máy (năm 1978), anh lại nhanh chóng bị cuốn hút bởi những ý tưởng kinh doanh, do thuở nhỏ đã sớm lo phụ giúp cha mẹ trong công việc này. Từ đó, anh đã sớm hình thành cho mình một con đường đi riêng.

Chưa hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm nước giải khát, lĩnh vực kinh doanh khá nhạy cảm do có tác động trực tiếp và thường xuyên đến sức khỏe người tiêu dùng, cũng không phải là ngành kinh doanh truyền thống của cha mẹ anh; nhưng với bản tính “muốn là được”, với chiếc chìa khóa vạn năng “không gì là không thể” (“Yes, Dr. Thanh can!” ) là nghị lực vươn lên để chinh phục, anh đã bước vào “cuộc chơi kinh doanh” (cách nói của anh – NV) khi quyết định sáng lập Công ty Tân Hiệp Phát (năm 1994) mà tiền thân là Nhà máy bia và NGK Bến Thành, nơi trước đó anh từng được tín nhiệm cử làm Giám đốc Xưởng Cồn gas & NGK Bến Thành, thuộc Tổng công ty Thực phẩm miền Nam.

Vốn coi sự hiểu biết về thị trường tiêu dùng trong từng giai đoạn phát triển của xã hội là nhân tố quyết định sự thành công của mình, anh đã khăn gói lên đường tầm sư học đạo tận trời Tây để đạt được danh vị cao quý “Tiến sĩ quản trị kinh doanh” của Trường ĐH Nam California (Southern California University). Không dừng lại ở những kiến thức học thuật, mỗi ngày anh dành 16 tiếng đồng hồ với hàng chồng sách trên bàn để tìm tòi và hoàn thiện kiến thức cho bản thân. Là doanh nhân có bản lĩnh kinh doanh vững vàng và luôn mang trong mình lòng nhiệt huyết của sức trẻ, niềm say mê sáng tạo, khả năng tạo ảnh hưởng với các cộng sự xung quanh; nhưng với anh, cái khó nhất trong kinh doanh là đáp ứng đủ nhu cầu của con người. Vì vậy, anh luôn nhắc nhở các cộng sự và nhân viên của mình rằng, nhiệm vụ của người làm kinh doanh là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Với anh, “Kinh doanh là một cuộc chơi chứ không phải việc làm, bởi vì chỉ như vậy mình mới không bị áp lực lớn do không ai bắt mình làm”.

“Đã là cuộc chơi thì phải có ăn có thua. Anh đã từng thua?” Tôi buột miệng hỏi anh. Anh thản nhiên: “Chơi có ăn có thua chứ! 6 ăn 4 thua là tôi chơi liền. 7 ăn mà 3 thua thì quá lý tưởng rồi, còn gì! Còn 100% ăn là không bao giờ có thiệt đâu”. Sao lại gọi là “chơi” mà không phải là “làm”? Thế anh có chịu nghe người ta gọi mình là “dân chơi” thay vì doanh gia? Tôi không buông thôi. Anh lại từ tốn: “Làm và chơi khác nhau ở chỗ có một lằn ranh mong manh. Tôi thích gọi là chơi mà không thích gọi là làm, bởi làm thì dễ bị áp lực trong khi chơi, thích thì chiều!” Anh tỏ ra thích thú tôi gọi anh là “kỳ thủ” khi anh “dẫn” tôi lạc vào một thế giới của “Lạc nước hai xe đành bỏ phí. Được thì một tốt cũng thành công” (Ngục trung nhật ký – NV): “Cuộc chơi là một ván cờ, thỉnh thoảng phải chấp nhận cờ tàn (cờ thế), không được đòi hỏi thêm xe, thêm ngựa… Như vậy mới là chơi”.

Thích nhất: thách thức với chính bản thân!

Ấn tượng đập vào mắt tôi khi lần đầu tiên bước vào phòng làm việc của anh, là những câu “kinh điển” về học thuật kinh doanh, về đạo làm người, về chí làm trai… mà anh trích dẫn thì ít, chắt lọc qua quá trình tích lũy của bản thân thì nhiều.

Slogan nổi tiếng và tạo ấn tượng nhất đó là “Hôm nay phải hơn ngày hôm qua nhưng không bằng ngày mai”. Đây cũng là slogan của Tập đoàn Tân Hiệp Phát do anh làm chủ tịch kiêm TGĐ. Nó phản ảnh đúng con người anh, nhân sinh quan của anh: “Cuộc sống không bao giờ có thất bại mà chỉ có bị thử thách”, và “Không bao giờ được hài lòng với những gì mình đạt được. Mục tiêu phải luôn luôn nâng lên!”

Trong phòng làm việc hình “oval” của Dr. Thanh, và ngay trên bàn làm việc khổng lồ hình vòng tròn, cũng là phòng họp kín giữa anh với ban giám đốc, các cộng sự,… đều có các chai nước giải khát là sản phẩm của THP, không có “hàng ngoại lai”. Đó là những Number 1, những Trà Xanh Không Độ, những Nước tăng lực Number 1, và đặc biệt là Trà Thảo Mộc Dr. Thanh nổi tiếng… Sản phẩm nào cũng là con của mình, cũng do mình “mang nặng đẻ đau” nên không thể bỏ mặc nó cho người khác “xài” mà mình lại “chối bỏ” nó. Chỉ tính riêng sản phẩm Trà Xanh Không Độ (sản xuất 2006) đã từng trở thành “cơn lốc” nước giải khát tại thị trường nội địa, và cũng là loại thức uống được đánh giá cực “hot” trong những năm sau đó, nghiễm nhiên leo lên vị trí quán quân trong bảng xếp hạng các hãng nước giải khát tại Việt Nam. Cũng từ đó, Trà xanh không độ đã trở thành “hiện tượng trà xanh” tại Việt Nam.

Đang uyên thuyên vào đề tài “cuộc đỏ đen” với canh bạc “6 ăn 4 thua”, với các chai nước ngon miệng lạ mắt, tôi bất chợt hỏi: “Anh không thấy mình khá táo bạo khi kinh doanh lĩnh vực nhạy cảm là nước giải khát này sao? Anh có chịu nhiều áp lực qua những lần trăng thầm của các dòng sản phẩm do mình làm ra?”, Không chút tư lự, anh khẳng khái: “Bất cứ ngành nào kinh doanh, nếu dễ quá thì không làm vì người khác dễ bắt chước”. Anh nói đúng, thị trường Việt Nam từng chứng kiến THP dưới quyền điều hành của anh, đã đi tiên phong trong việc cho ra đời các dòng sản phẩm độc đáo, tiên phong trong việc mở ra nhiều ngành hàng cho Việt Nam; công nghệ chiết nóng; cho ra đồi sản phẩm trà xanh không độ, bởi vì trước khi dòng sản phẩm độc đáo này “ra lò”, thị trường Việt Nam chỉ sản xuất nước uống đóng chai. Hay như, THP đầu tư nhà máy bao bì để phục vụ công nghệ chiết nóng, và đây cũng là lý do để anh quyết định “đặt chân” vào ngành hàng bao bì công nghệ cao tại Việt Nam. Sản phẩm trà thảo mộc Dr. Thanh được anh ứng dụng công nghệ chiết vô trùng Aseptic giúp giữ nguyên vẹn dưỡng chất của thảo mộc. Anh chân tình: “Mình thành công là ở chỗ đó. Chơi mà. Thích là làm, đã làm là phải xem lợi thế cạnh tranh nào mình thắng được, và không để ai bắt chước”. Vậy anh ghét nhất điều gì? Tôi vẫn quen hỏi tới cùng. Anh thoáng chút xa xăm, rồi hạ giọng: “Sự phản bội!”. Vậy là anh từng bị phản bội rồi, tôi thầm nghĩ. Tôi thấy chất lãng tử, chất nghệ sĩ, chất dân chơi trong anh thoáng chốc biến mất, để lại trên gương mặt anh là một hồi ức vô định nào đó. Anh trở nên trầm lắng hơn, như đang muốn nuốt trôi cái câu hỏi hơi bất ngờ mà người đối diện đặt ra. Phải! Trong thành công nào cũng có cái giá của nó. Anh chưa từng nếm trải sự thất bại, vì như anh nói không có thất bại mà chỉ là sự bị thử thách. Nhưng có lẽ, tôi hiểu thêm sự thất bại nếu có chính là câu trả lời đầy tính phản xạ của anh cho câu hỏi “điều gì anh ghét nhất?”.

Bài viết đăng ở số xuân báo Kinh tế Việt Nam

Anh giỏi dang là vậy, thành đạt là vậy, song rất í tai biết được rằng Trần Quí Thanh đã phải trải qua tuổi thơ của “một Oliver Twist” của văn hào Charlers Dickens. Số là, mẹ mất sớm trong một tại nạn đột ngột. Cha cậu, lúc ấy đã ngoài 60, do chịu quá nhiều áp lực từ những cuộc tranh chấp tài sản, nợ nần của những người thân trong gia đình; đồng thời vì sự an nguy của cậu quý tử tộc Trần, ông cụ đã nghiến lòng “giấu kín” đứa con yêu quý nhất của đời mình vào tận trại trẻ mồ côi Đà Lạt cho các nữ tu Công giáo chăm sóc, trong sự tận cùng của nỗi đau. Có lẽ, chính sự nghiêm khắc, tính kỷ luật cùng với ý thức sinh tồn trong môi trường cô nhi viện đã phần nào tôi luyện nên tính cách con người anh: độc lập trong suy nghĩ, quyết đoán trong kế hoạch, gan lì trong hành động, quyết tâm trong thực thi nhưng cũng đầy chất lãng tử trong công việc, đặc biệt anh rất yêu thương và nâng đỡ các cộng sự và nhân viên, xem họ như những thành viên của một đại gia đình mà chính anh ngày trước đã không có được diễm phúc thụ hưởng nó.

Rồi, như phá tan sự vô định đó, anh mở nhạc hát cho tôi nghe. Dòng hòa âm nổi lên, tiếng hát anh cũng bay cao. Giọng ấm áp, đầy hào sảng của người “đàn ông dân chơi”, người “doanh nhân nghệ sĩ” vừa tròn lục tuần cất lên, phá tan màn đêm tĩnh lặng, đeo đẳng suốt mấy giờ liền khi tôi ngồi trò chuyện cùng anh. Trước khi cáo từ, tôi vẫn không quên “động viên” anh: “Lần sau nhớ đăng ký danh sách đi thi cho sớm nhé! Ai nói anh không thể làm ca sĩ đâu?”

Bài viết đăng ở báo Kinh tế Việt Nam, số xuân 2013

Link bài: Chất “kỳ thủ” của một doanh nhân

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *