Bảo Loan – Dương Thành/ Báo Diễn đàn doanh nghiệp
—–
Điểm yếu trong kết nối của doanh nghiệp Việt là câu chuyện thời gian và nguồn lực cho kết nối thương hiệu. Doanh nghiệp cần có chiến lược để xây dựng thương hiệu.
Đó là ý kiến của ông Vũ Xuân Trường, Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh khi nhận định về những khó khăn trong việc các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xây dựng và kết nối thương hiệu.
Yếu và thiếu năng lực phát triển thương hiệu
Ông Trường cũng cho rằng: Hiện nay chúng ta phải đối mặt với quá nhiều thách thức trong vấn đề thương hiệu Việt, bao gồm các vấn đề quy mô nhỏ, đơn lẻ; vấn đề chất lượng, an toàn; năng lực chế biến; khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp Việt.
Những khó khăn trên đang hiển hiện trong thực tế. Cùng với đó, việc kết nối cung cầu giữa nhà sản xuất và thương mại hiện nay còn rất hạn chế. Chúng ta còn yếu và thiếu năng lực phát triển thương hiệu. Nếu nhận thức thương hiệu là công cụ kinh doanh thì doanh nghiệp phải biết mài sắc nó.
“Điểm yếu trong kết nối của doanh nghiệp Việt là câu chuyện thời gian và nguồn lực cho kết nối thương hiệu Việt. Doanh nghiệp cần có chiến lược để xây dựng thương hiệu”, ông Trường nhận định.
Đại diện cho HDBank, ông Lê Thành Trung Phó Tổng giám đốc chia sẻ: việc xây dựng thương hiệu là rất cần thiết. Ví dụ ra nước ngoài người ta biết đến Phở, nhưng hỏi về doanh nghiệp Việt thì chưa ai biết. Chúng ta chưa làm được những thương hiệu lớn như Huyndai, Kia của Hàn Quốc, Toyota của Nhật… Do vậy, “thương hiệu chính là vũ khí kinh doanh lợi hại nhất”, ông Trung nhấn mạnh.
Vẫn theo ông Trung, trước khi người ta biết sản phẩm thế nào thì thứ người ta quan tâm nhất về thương hiệu. Tuy nhiên để xây dựng thương hiệu sao cho hiệu quả thì không phải ai cũng thực hiện được.
Xây dựng, kết nối thương hiệu: phải làm thế nào?
Chia sẻ kinh nghiệm của mình, Phó Tổng giám đốc HDBank cho biết: Bản thân HDBank đã ra đời 30 năm, song cũng chỉ mới tập trung làm thương hiệu từ 10 năm trở lại. Qua quá trình làm việc tại HDBank, tôi cho rằng quan trọng nhất trong làm thương hiệu là tính độc đáo, sáng tạo, khác người.
Bên cạnh đó còn về hoạt động cộng đồng, chia sẻ lợi ích với xã hội. Doanh nghiệp sinh ra để kiếm lời, song đó là chưa đủ mà phải tham gia các hoạt động cộng đồng, ví dụ HDBank tham gia tài trợ cho giải cờ vua quốc tế HDBank, không chỉ mang lại thương hiệu của HDBank mà còn là Việt Nam, rồi giải Futsal nữa. “Hai cái đó nếu nói về lợi nhuận hay quảng cáo thông thường thì không có”, ông Trung cho biết.
Còn về kinh nghiệm xây dựng thương hiệu của Tập đoàn TH, Ông Ngô Minh Hải, Chủ tịch HĐQT tập đoàn cho rằng, để xây dựng thương hiệu có rất nhiều cách, tập đoàn TH đã đúc kết kinh nghiệm, rút ra bốn vấn đề sau:
Một là, để xây dựng thương hiệu đối với lĩnh vực nông nghiệp, đầu tiên là phải đưa ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Hai là, làm thế nào để xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và thực hiện cam kết cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao nhất.
Ba là, kết nối người nông dân hình thành chuỗi sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa. Trong chuỗi liên kết đó, dĩ nhiên doanh nghiệp là vai trò đầu tàu, còn người nông dân có thể tham gia với khả năng mà họ có.
Tiếp theo, phải cung cấp đầy đủ các dịch vụ, đồng thời phải có đầu ra ổn định để đảm bảo thu nhập cho người nông dân Bốn là, vấn đề bảo vệ môi trường.
“Tôi thấy rằng nếu doanh nghiệp phát triển lớn và có thương hiệu rồi mà không quan tâm vấn đề bảo vệ môi trường thì chỉ có chết”, ông Hải nói.
Do đó, TH rất quan tâm đến môi trường từ vấn đề nhỏ đến lớn, từ xử lý rác thải cho đến những sản phẩm. Đồng thời, trong thời qua, tập đoàn TH đã có những đóng góp nhất định cho vấn đề đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và đóng góp vào việc xây dựng thương hiệu quốc gia.
Về việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và kết nối thương hiệu Việt, bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết: “Quan điểm của Tân Hiệp Phát là không thể đi 1 mình để phải triển mà phải có sự hợp tác từ phía các nhà cung ứng”.
Để trở thành công ty top 10 châu Á trong ngành giải khát và thực phẩm thì Tân Hiệp Phát quan niệm rằng không thể đi 1 mình. Và “với chúng tôi thương hiệu là đầu tư. Gọi nó là đầu tư vì nó phải mang lại lợi ích gì. Không định hình được giá trị cuối cùng của thương hiệu đó là gì thì chỉ là nhận biết thương hiệu chứ không phải là giá trị thương hiệu. Với THP đã xây thì phải xác định rõ xây cho một giá trị nào vì đều phải dùng tiền để đầu tư”, bà Uyên Phương nhấn mạnh.
Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình, là đầu tư đài hạn chứ không phải ngắn hạn, nữ tướng Tân Hiệp Phát chia sẻ doanh nghiệp muốn xây dựng một thương hiệu Việt tồn tại 100 năm. Hiện nay Tân Hiệp Phát mới được 25 năm nhưng “chúng tôi tự tin xây dựng được thương hiệu 100 năm”.
Bà Trần Phương Uyên chia sẻ: Chúng ta thường nhầm lẫn giữa việc những phương thức liên kết với lại việc cùng xây dựng ra một thương hiệu nào đó. Ở đây chúng tôi muốn nói đến việc cùng tìm ra giải pháp đó chính là một trong những cách mà chúng tôi nhận thấy là hiệu quả. Bởi vì đối với chúng tôi không chỉ tìm ra giải pháp cho chúng tôi mà quan trọng nhất là tìm ra giải pháp cho người tiêu dùng cuối cùng.
Ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Vingroup nhận định, ai cũng biết nền kinh tế Việt Nam hiện nay sức cạnh tranh hết sức yếu, và có rất nhiều cách để khắc phục, chẳng hạn như có chính sách nhà nước.
“Thế nhưng, từng doanh nghiệp cần phải có ý thức và biện pháp để vươn lên, một trong những vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp cần liên kết với nhau”, ông Hiệp nói.
NGUỒN: Theo Báo Diễn đàn doanh nghiệp
Link bài: Doanh nghiêp Việt….
(https://enternews.vn/doanh-