10 hiện tượng thiên nhiên độc đáo và kỳ thú

Hoàng Dũng lược dịch/ Báo Infonet

Cầu vồng đỏ, mây vảy rồng hay lửa xanh trên đỉnh núi ở Indonesia … là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú độc đáo mà bất cứ ai cũng muốn nhìn thấy ít nhất một lần trong đời.

Thiên nhiên vốn chứa đựng vô số những bất ngờ. Một số hiện tượng kỳ thú các nhà khoa học đã có lời giải thích thỏa đáng.

Nhưng phần còn lại thực sự kỳ lạ làm giới khoa học đau đầu và khiến người chứng kiến choáng váng.

Tờ Bright Side đã thu thập được 10 bức ảnh về các hiện tượng tự nhiên đẹp mắt và kỳ lạ nhất:


Cột ánh sáng thẳng đứng kéo dài từ bầu trời xuống mặt đất là một loại quầng hiếm gặp xảy ra do sự phản chiếu ánh sáng từ nhiều tinh thể băng lơ lửng trong bầu khí quyển khi bên ngoài trời thực sự lạnh.

Đám mây Asperitas là hiện tượng những đám mây đen vần vũ có hình thù kỳ lạ, trông đáng sợ. Mặc dù có vẻ ngoài giống như có một cơn bão đổ bộ thế nhưng chúng thường tan biến mà không có cơn bão nào được hình thành.

Cầu vồng đỏ là hiện tượng quang học và khí tượng giống như cầu vồng bình thường. Bản chất được sinh ra do ánh sáng Mặt trời chiếu vào hơi nước sau những trận mưa lớn. Khi đó, ánh sáng sẽ bị khúc xạ và bẻ cong, tạo ra các dải màu sắc tuyệt đẹp trên bầu trời. Cầu vồng đỏ xảy ra khi mưa kết thúc đúng lúc mặt trời đang lặn, gần với đường chân trời.

Mây xà cừ hay còn gọi là mây tầng bình lưu vùng cực, là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, hiếm gặp diễn ra ở các vùng cách xa đường xích đạo, vào các thời điểm bầu trời ít ánh sáng như sau hoàng hôn hoặc trước bình minh.

Các đám mây tầng bình lưu ở vùng cực là những đám mây ánh kim hình thành ở độ cao khoảng 15.000 đến 25.000m. Không giống như hầu hết các đám mây khác, chúng hình thành trong tầng bình lưu, cao hơn những đám mây thông thường và ở nhiệt độ rất lạnh, thường xuyên tới xuống -850C,  nhận ánh sáng mặt trời từ bên dưới đường chân trời. Tuy nhiên, do các phản ứng hóa học, những đám mây vô cùng đẹp mắt này tạo ra chất xúc tác phá hủy tầng ôzôn.

Mây vảy rồng là hiện tượng xuất hiện những bọng mây lớn xếp chồng lên nhau, đan xen khiến chúng giống bắp tay cuồn cuộn của chàng lực sĩ khổng lồ. Chúng được hình thành bởi không khí lạnh chìm xuống để tạo thành túi trái ngược với những đám mây hình thành qua sự đối lưu của không khí ấm áp.

Bong bóng khí metan đông lạnh ở hồ Abraham, Alberta, Canada. Bong bóng khí metan là hiện tượng xảy ra khi khí metan được hình thành từ việc phân hủy các vi khuẩn thực vật trong hồ bị đóng băng tạo thành các cột bong bóng khổng lồ.


Cực quang thường xuất hiện ở cực từ của bán cầu bắc và nam. Chúng được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh.

Sét catatumbo là hiện tượng tự nhiên xảy ran ở khu vực sông Catalumbo đổ vào hồ Maracaibo, Venezuela. Hiện tượng với những tia sét mạnh xảy ra thường xuyên bên trên một diện tích nhỏ. Một sự kết hợp độc đáo của gió, khí hậu nóng và ẩm, và những ngọn núi bao quanh khu vực từ ba phía tạo ra các điện tích dẫn đến sét gần như liên tục. Hiện tượng này xảy ra trong 260 đêm một năm, 10 giờ mỗi ngày và lên tới 28 lần mỗi phút. 


Ngọn lửa xanh kỳ ảo trên núi lửa Kawah Ljen, Java, Indonesia. Đây là hiện tượng xuất hiện khi khí lưu huỳnh bị đốt cháy và thoát ra từ những khe nứt tạo ra màu sáng xanh thay vì màu đỏ như thông thường. Để chiêm ngưỡng hiện tượng này đẹp nhất, bạn nên tham gia trải nghiệm vào ban đêm.


Biển phát quang sinh học tạo ra thứ ánh sáng xanh đẹp mặt dọc bãi biển. Hiện tượng xảy ra do các sinh vật phù du, tảo phát sáng khi bị tác động.

NGUỒN:  Theo Báo Infonet

Link bài: 10 hiện tượng…

(https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-la/10-hien-tuong-doc-dao-ma-bat-cu-ai-cung-muon-nhin-thay-it-nhat-mot-lan-trong-doi-61845.html)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *