Phá bỏ định kiến mới giải phóng sức sáng tạo

Bác Thanh ui!

Cháu là fan hâm mộ của bác nè. Cháu là một trong những người đầu tiên biết được blog của bác đó.  Hồi hôm cháu thấy bác bốt bài: “Phó hiệu trưởng ĐH Hoa Sen mặc quần đùi giảng dạy gây tranh cãi”, cháu thấy hơi lạ. Bác bốt bài này có ý gì? Phản đối hay ủng hộ cái ông thầy cám hấp đó?

Bác đừng giận cháu nghe, cháu nghĩ gì nói đó.

Trần Lê Minh Hồng (Sài Gòn): tranleminhhong@gmail.com

 

—–

Cháu Minh Hồng mến!
Nghe cháu nói “ ông thầy cám hấp” là bác biết ý cháu rồi.  Các báo đang ồn ào về chuyện GS Trương Nguyện Thành  mặc vét tông và quần sọt giảng bài cho sinh viên Đại học Hoa Sen, cháu hỏi bác cũng phải, mà bác cũng khoái bàn chuyện này. Dù biết ý kiến của bác có thể làm cháu thất vọng nhưng bác cứ nói, bác cháu mình tranh luận, được không?

Ý kiến bác vầy nè,
Tính bác không câu nệ chuyện ăn mặc, xuề xòa sao cũng được, quan trọng là làm được gì chứ không phải ăn gì mặc gì. Tất nhiên, trong những trường hợp lễ nghi, tui cũng phải chuẩn bị trang phục phù hợp. Đi ăn đám cưới phải mặc vét tông, thắt cà vạt, không phải mặc cho mình mà mặc cho môt tiệc cưới.

Nhiều người chỉ thấy tấm ảnh GS Thành mặc quần sọt, mặc áo vét là xông vào ném đá, chửi bới, phê phán. Một số người vẫn thế, thích mắng chửi mà không cần tìm hiểu kỹ ngọn nguồn, không lắng lòng lại để nghĩ về cái tốt ở người khác hơn là moi móc cái xấu của họ.

Trường hợp của GS Trương Nguyện Thành không phải chuyện trang phục ở giảng đường, mà là phương pháp giảng dạy, truyền thụ kiến thức của một người thầy. Theo thông tin trên báo Thanh Niên, GS Thành đang giảng về đề tài tư duy sáng tạo và việc thay đổi trang phục theo kiểu “không giống ai” của ông là phục vụ cho đề tài sáng tạo. Bộ áo quần đó như một đạo cụ ,GS Thành mặc để diễn xuất theo kịch bản của bài giảng. Áo vét và quần sọt như một cách để truyền đạt thông điệp về việc vượt qua khỏi rào cản, nghĩ đến cái mới. Tại sao không thể mặc quần sọt với áo vét nhỉ?

Muốn sáng tạo thì phải vứt bỏ mọi định kiến, phá tung những khuôn khổ, kể cả khuôn vàng thước ngọc mà con người đã đúc sẵn. Chúng ta quá quen với những thứ đã có sẵn và chỉ biết nâng niu nó thì không bao giờ tạo ra được giá mới. Không dám nghĩ khác, nói khác, làm khác thì không thể có sự khác biệt.

Nhiều bạn trẻ muốn khởi nghiệp, nhưng nếu không tự tin vượt thoát khỏi những giá trị cũ thì đừng nói đến khởi nghiệp. Nếu như bác cứ nghĩ trong đầu sản phẩm của Tân Hiệp Phát không thể thắng được Coca trên thị trường trong nước thì làm sao có được kết quả khả quan ngày hôm nay.

Bác cho rằng, GS Trương Nguyện Thành đã xáo lên suy nghĩ của sinh viên bằng một hình ảnh “thị phạm”, khác với lối giảng dạy áp đặt tư duy một chiều. Bác ủng hộ GS Thành.


Giáo sư Trương Nguyện Thành trong buổi giảng về “Lộ trình sáng tạo” ngày 22 và 23/4.

Có thể cháu không đồng ý với bác tất cả những điều trên, nhưng bác tin cháu sẽ đồng ý với bác điều này: Biết đâu vài năm nữa, mặc áo vét với quần sọt là mốt thời trang của phái nam? Nếu cháu đồng ý với bác điều này, nghĩa là bác đồng ý  với bác tất cả những điều trên, ok?

Chúc cháu vui khoẻ.

Trần Quí Thanh
Rate this post

Bài viết liên quan

0 Comments

  • · Edit

    Ca nhan Toi thay..khong dong tinh voi cach cua vi giao su do.Boi sang tao phai thuc te.Nhung khing the sang tao pha di su tu trong truoc Sinh vien.la Tho tuc la su quai di.

    Reply
    • · Edit

      Xin ghi nhận ý kiến của anh. Ý kiến nhiều chiều sẽ làm cho chân lý sáng rõ hơn. Cảm ơn anh đã chia sẻ một cách thẳng thắn.

      Reply

Bình luận

Required fields are marked *