Người Việt thật buồn cười

Đỗ Tuấn Anh

Nguồn: Internet

……………………….

Lang thang facebook tình cờ thấy bài viết của ban Đỗ Tuấn Anh. Bài viết hay, có liên quan đến Tân Hiệp Phát và tui. Xét thấy đây là bài viết động viên tui và gia đình, tui xin phép tác giả được đăng vào blog tui, mục Gia đình & Bạn bè. Bài viết có tựa: “Người Việt “thật buồn cười” khi tự “xấu hổ” về hàng Việt Nam sản xuất”, xin rút gọn cái tựa này thành: “Người việt thật buồn cười.”

Trần Quí Thanh

…………………….

Người Việt thích đồ ngoại, sử dụng sản phẩm đắt tiền, có thương hiệu, thay vì ủng hộ các mặt hàng sản xuất trong nước. Đã thế, còn tỏ thái độ “khinh thường” về “con ốc vít”, khi có Smartphone rồi thì lại hòa vào nói đó là “nổ”,… Tại sao một quốc gia thích chỉ trích nền kinh tế? Hay đổ lỗi cho “người ta? Vậy nguyên nhân đó là do đâu? Những sự “khinh bỉ” hàng Việt đó bắt nguồn từ đâu mà có?

Còn nhớ, khi chiếc B-phone – một dòng điện thoại được xem là “made in Vietnam” chính thức. Nhưng thật tiếc khi số phận của 2 dòng điện thoại này, gần như không được sự ưu ái của người dân nơi mình sinh ra. Tưởng rằng, B-phone sẽ là đứa con tinh thần của người Việt, nhưng không. Người Việt đã hoàn toàn coi nó như “dì ghẻ – con chồng”.

Số phận của chiếc điện thoại gần như không được tạo nên sự tự hào từ chính dân tộc đó. Chắc sẽ nhiều còn nhớ, khi B-phone ra đời, các trang diễn đàn, mạng xã hội chia sẻ câu chuyện chiếc điện thoai SH-100 của Samsung ra đời và tồn tại nhờ chính nhân dân đất nước nơi nó sinh ra.

Xin được trích dẫn như sau:

“SH-100: Chiếc điện thoại di động đầu tiên của Samsung

Năm 1988, Samsung ra mắt chiếc điện thoại đầu tiên, tất nhiên chất lượng thì… dở ẹc. Điện thoại khi đó có giá khoảng 5000 USD một chiếc, bằng đúng GDP đầu người dân Hàn khi ấy một năm nhưng 99,99% người mua những chiếc Samsung đời đầu ấy lại là người Hàn. Chẳng nhẽ chúng nó ăn … thay cơm để mua điện thoại? So sánh với các đại ca trong ngành thời đấy, từ giá bán tới chất lượng sản phẩm, Samsung thua toàn diện. Tuy nhiên, 25 năm sau, Samsung trở thành hãng sản xuất Smartphone lớn nhất thế giới, người Hàn tự hào vì điều đó còn thế giới nể phục.”

Cái kết của câu chuyện cũng không ngại ngần chia sẻ việc: “Bkav dường như vẫn không thoát khỏi sự đố kị, vùi dập từ chính những con người mang cùng dòng máu với mình. Tộc người có bàn chân to ấy, họ ngày đêm yêu cây, yêu môi trường nhưng hờ hững với môi trường và một chút tình yêu cho đồng bào mình thì chẳng thấy. Họ viện đủ mọi lý do chê bai Bphone 2017 mặc dù chưa được cầm trên tay sản phẩm bao giờ. Một dân tộc mà du lịch sạch không chọn, smartphone không chọn, họ chọn cây lúa và con cá và luôn mơ ước cái sổ hộ nghèo để sánh vai với cường quốc năm châu sao?”

Cho thấy, một sự thật về người Việt, một thái độ đối xử tệ bạc với chính mặt hàng sản xuất công nghệ cao do các nhà thiết kế, chủ đầu tư trong nước làm ra. Người ta thích chỉ trích và tẩy chay hơn là ủng hộ, dư luận nông cạn đến mức để truyền thông điều khiển.

Nhiều người đọc các tin tức chê bai một số mặt hàng, sản phẩm Việt sản xuất đôi khi thật không may vẫn “ngu ngơ” không hề biết được rằng, mình bị các đối thủ cạnh tranh từ các công ty nước ngoài “dăt mũi”. Đôi khi thấy một vài ý kiến đúng đắn mà không hề có được chính kiến riêng của cá nhân mình.

Chẳng hạn như Tân Hiệp Phát, không ai khi năm 2012 mạng xã hội chưa phát triển để biết được rằng thị trường nước giải khát của tập đoàn này chiếm tới 22,65% và đứng thứ 2 trên bản đồ cạnh tranh.

Khi Red Bull từng chiếm thị trường nước uống tăng lực của Việt Nam những năm 1980, tưởng rằng đây là hãng độc chiếm thị trường. Nhưng không! Khi Tân Hiệp Phát đưa vào thị trường dòng sản phẩm Number 1, thì chỉ trong 3 tháng hãng này chiếm vị trí số 1 với 30% thị trường. Sau đó, mặc cho Pesico có Sting, Coca-Cola có Samurai, hay các loại nước Bacchuce, M150… được đưa vào thị trường. Thì vẫn chỉ đứng sau Number 1, mãi đến năm 2011 Sting mới chiếm được ngôi vị số 1 sau bao năm.

Tân Hiệp Phát xây bao nhiêu trường học? Xây bao nhiêu cây cầu? Thắp sáng bao nhiêu ước mơ cho con em khó khăn? Bao nhiều thư viện, nhà nghĩa tình, hỗ trợ uống sữa…? Còn các doanh nghiệp nước ngoài thì làm được bao nhiêu phần trong số đó? Cái đó chúng ta đều không biết, nhưng những con số nhỏ tới mức như 1 con ruồi thì ai cũng biết.

Thế là một doanh nghiệp Việt Nam có thị trường nước giải khát, lẽ ra phải là niềm tự hào của Việt Nam. Nhưng không. Vì chiêu trò truyền thông, của các đối thủ cạnh tranh mà người Việt bị “mê hoặc” đi “tẩy chay” một dòng sản phẩm 100% là “made in Viet Nam”, ở hơn 16 quốc gia trên thế giới.

Có một thời, vì lao đao với sự tẩy chay đó mà chương trình Lục Lạc Vàng mất đi một nhà tài trợ lớn, cứ tưởng chương trình sẽ ngưng hoạt động. Nhưng thật may, vẫn có Tôn Đông Á đứng ra giữ lại một chương trình mang tính nhân văn như vậy.

Nếu những dẫn chứng trên chưa đủ niềm tin, thì có lẽ người đọc phải một lần vào các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Mới thấy được các cây cầu, các nhà tình nghĩa, thư viện… mà Tân Hiệp Phát xây dựng nhiều đến mức nào.

Chắc chẳng có quốc gia nào, người dân lại tẩy chay dòng sản phẩm của nước mình nhiều đến vậy. Chẳng thể nào người Việt có thể thôi được cái thói “tự hào thái quá”, về dân tộc mình “rừng vàng, biển bạc”, hay “ngủ mê trong những cơn say của những cuộc chiến thắng”.

Người ta thích ngồi nhà với cái danh “anh hùng bàn phím”, đi bình luận các vấn đề chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội. Lập ra những nhóm hội trên mạng xã hội nhằm tẩy chay mặt hàng Việt. Rồi nghiễm nhiên trở thành “chủ nhân tương lai” của đất nước. Đúng là thật ngu ngốc.

Lại nói về Hàn Quốc, về tinh thần của dân tộc họ, như ở phần đầu đã nêu nhưng đó là một câu chuyện khác. Chắc ai đã đọc 2 cuốn “Không bao giờ là thất bại, tất cả chỉ là thử thách”, của chủ tịch Huyndai và “Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm”, của chủ tịch Daewoo, đều biết rõ câu chuyện về sự ra đời của Huyndai và Deawoo. 2 tập đoàn lớn mạnh về các lĩnh vực xe hơi, mặt hàng công nghiệp lớn nhất của Hàn Quốc. Nơi mà 2 dòng sản phẩm này vươn ra thế giới bằng chính niềm tin, sự ủng hộ và niềm tự hào của người dân “xứ sở Kim chi”.

Người Hàn Quốc cũng là một quốc gia có hoàn cảnh bị chia cắt giống Việt Nam, vào năm 1953 – 1954 ở hội nghị Giơ-ne-vơ. Chỉ tiếc là đất nước này không được thống nhất như Việt Nam, nhưng đổi lại họ đã sớm vươn lên đổi mình để trở thành “con rồng Châu Á”.

Mặc dù “đế chế” Deawoo cũng gần như phải chịu sự cạnh tranh mà sụp đổ. Một tập đoàn đã từng mạnh đến mức mỗi gia đình người Hàn, khi đó đều có một dòng sản phẩm của hãng này trong nhà, đành phải đi vào “huyền thoại”. Nhưng dù sao họ cũng không phải “đau lòng” đến mức, bị chính người dân quốc gia mình tẩy chay.

Quay lại câu chuyện của Việt Nam ngày hôm nay, Vingroup cũng khởi đầu cho một nền công nghiệp mới trong nước. Một dòng sản phẩm ô tô mang nhãn hiệu VinFast, không những hoàn toàn 100% sẽ là “made in Viet Nam”, mà trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á. Một ước mơ quá lớn đối với Vinaxuki, Ô tô Trường Hải và các công ty chuyên lắp ráp xe tại Việt Nam.

Nhưng cái điều mà khiến người đứng đầu lo âu nhất, là làm thế nào để có thể lấy được niềm tin của khách hàng? Làm sao để đứng vững được “miệng lưỡi thế gian”, tâm lý sính ngoại,… mặc dù họ chưa hề một lần được kiểm nghiệm dòng sản phẩm đó?

Trong khi người Việt thích nói đến dòng ô tô sang trọng như BMW, Mercedes… nhưng lại tỏ thái độ “bĩu môi” với dòng xe tầm trung như KIA, Hyundai, Honda… Cuối cùng sau khi đưa ra “bình phẩm”, rồi lại gần như gắn bó cả cuộc đời với chiếc xe máy. Thật buồn cười!

Không lẽ một sản phẩm của quốc gia nơi nó sinh ra, phải đi chiếm thị trường ở nước ngoài trước? Rồi mới quay lại nhận sự ủng hộ của người dân trong nước? Vậy thì nghịch lý quá, vậy có phần giống với việc “ngược đời” của người dân quốc gia mà, “không ai muốn kết thúc câu chuyện bằng một chai rượu chưa cạn” này lắm.

Tiếc lắm thay.

Rút từ fb Tuan Do Anh

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *