Đầu tư đường sắt đô thị không phù hợp với nước nghèo

Trần Quí Thanh

Tuyến ĐSĐT Manila (Philippin) 2012. Ảnh: TG (Nguồn: Báo Người đô thị)

Thực trạng giao thông Hà Nội gần đây cho thấy không thể chậm trễ hơn việc xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại, bởi vì chỉ vài năm nữa tình trạng kẹt xe sẽ rất nghiêm trọng.

Tại cuộc họp HĐND thành phố Hà Nội sáng 4.7.2017, thành phố ra nghị quyết cấm xe máy ở các quận nội thành vào năm 2030. Cấm xe máy thì đi bằng phương tiện gì, đó là các phương tiện công cộng như xe bus, metro và đường sắt trên cao.

Biết là vậy nhưng việc xây dựng các công trình giao thông công cộng tại Việt Nam đang có vấn đề. Quan sát từ thực tế và qua báo chí, có thể kết luận các dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội và tuyến metro đầu tiên ở Sài Gòn đều thất bại, ít nhất là tính đến thời điểm này.

Hai căn bệnh mãn tính là chậm tiến độ và đội vốn. Đương nhiên càng chậm tiến độ thì càng đội vốn, mà đội vốn không ít. Đường sắt trên cao Lát Linh – Hà Đông đội vốn 10.000 tỉ đồng, metro Bếnh Thành – Suối Tiên đội vốn 30.000 tỉ đồng.

Những dự án đô thị với bài học còn mới toanh, thì Hà Nội trưng bày phương án thiết kế ga C9, tuyến đường sắt đô thị số 2 đặt sát Hồ Gươm. Tui thấy có nhiều tranh cãi liên quan đến dự án này.

Tuyến ĐSĐT Bangkok (Thailand) Ảnh: TG (Nguồn: Báo Người đô thị)

Các nghiên cứu về đường sắt đô thị ở các nước cho thấy đầu tư thì rất lớn mà lượm lại thì bạc cắc. Đơn giản là vì bán vé thu hút người dân đi phương tiện công cộng thì không thể bán giá cao. Nhà nước phải trợ giá với khoản ngân sách rất lớn để bù lỗ, và muốn hạn chế lỗ hoặc không bù lỗ thì đầu tư phải hiệu quả. Bài toán đầu tư hiệu quả không dễ, đòi hỏi quy hoạch mạng lưới giao thông tối ưu, hệ thống dịch vụ tối ưu, hệ thống quản trị tối ưu.

Về mạng lưới giao thông, những ai từng đi metro ở các nước văn minh, sẽ thấy người dân rất dễ tiếp cận với hệ thống, nói cách khác là vô cùng thuận lợi. Bước ra khỏi nhà, đi đoạn đường rất ngắn là đến nhà ga, trạm, chuyển các trạm để đến nơi cần đến rất dễ dàng. Còn mạng lưới kém, chỉ đi được một đoạn, sau đó không có trạm chuyển tiếp để đến địa điểm khác thì người dân sẽ ngại đi metro hay đường sắt trên cao. Nói ngắn gọn, khi xây dựng đường sắt trên cao thì phải cả một hệ thống, không phải một hai tuyến, đầu tư rất lớn, nhưng thu lại không đáng kể. Nhà giàu mới chịu được, nghèo phải đi vay nên càng đầu tư càng nghèo thêm.

Đầu tư đường sắt đô thị hay metro không phù hợp với nước nghèo, cần phải lựa chọn các loại phương tiện khác. Hoặc nếu đầu tư, cần phải có những cái đầu thật giỏi để tính cho ra được các bài toán tối ưu.

 

Sài Gòn ngày 22/03/2018

TQT

Đọc thêm, Link bài: Đầu tư lớn làm đường sắt đô thị, để thành phố giàu lên hay nghèo đi?

(http://nguoidothi.net.vn/dau-tu-lon-lam-duong-sat-do-thi-de-thanh-pho-giau-len-hay-ngheo-di-12959.html)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *