Cần chính sách công bằng, bình đẳng giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp

Trần Quí Thanh

Nguồn hình: Tạp chí tài chính

—–

Chào anh Trần Quí Thanh,

Trước hết chúc anh vạn an trong mùa covid khốn khổ này. Sau nữa tôi muốn trao đổi với anh một vấn đề dù đã cũ nhưng luôn luôn mới, đó là: Có nên khuyến khích hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp? Tôi muốn được nghe ý kiến của một người khởi nghiệp là lập doanh nghiệp luôn như anh. Rất mong anh hồi âm.

Kính
Lê Đức Long (Nghệ An): longnghean_1957@gmail.com
—–

Anh Lê Đức Long mến,

Hộ kinh doanh cá thể là một mô hình kinh doanh có từ lâu đời, tồn tại cho đến nay như một thực thể của nền kinh tế. Theo Tổng Cục Thống kê, hộ kinh doanh, sản xuất nhỏ lẻ tạo công ăn việc làm cho khoảng 9 triệu lao động, tương đương với 16,5 lực lượng lao động, đóng góp khoảng 30% GDP Việt Nam.

Vậy thì, sự tồn tại của hộ kinh doanh có ý nghĩa, tạo ra giá trị cho nền kinh tế và giải quyết việc làm cho xã hội, đâu phải là mô hình kinh doanh không mang lại lợi ích bắt buộc cần phải thay đổi.

Cho nên, việc thay đổi để chuyển thành doanh nghiệp hay không là tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện thực tế của từng hộ kinh doanh, không có công thức chung.

Một hộ kinh doanh cá thể được coi như là một doanh nghiệp siêu nhỏ, làm ăn tốt, có lợi nhuận ổn định, thì cứ hoạt động bình thường. Với quy mô siêu nhỏ đó, họ đủ năng lực để quản trị, không có nhu cầu thay đổi.

Nhưng đối với những hộ kinh doanh qua quá trình tích lũy, có nguồn vốn, có kinh nghiệm, có quan hệ, có người đủ năng lực quản trị doanh nghiệp, thì họ sẽ chuyển đổi để thành lập doanh nghiệp.

Xét về tổng thể, chưa biết hoạt động theo mô hình hộ kinh doanh hay thành lập doanh nghiệp là tốt hơn, mà tùy theo từng trường hợp cụ thể. Sự chuyển đổi đó là quy luật của xã hội, của thị trường, hàng năm có những hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp, và có những hộ khác đăng ký kinh doanh.

Không nhất thiết phải khuyến khích hộ kinh doanh chuyển sang doanh nghiệp hay không, mà quan trọng là xây dựng một hành lang pháp lý cho mô hình hộ kinh doanh, để đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng, hợp pháp. Ví dụ như các gói hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19, thì hộ kinh doanh cũng phải được thụ hưởng công bằng như doanh nghiệp.

Ngoài ra, còn nhiều chính sách hỗ trợ khác, cần thiết lập cơ chế, chính sách đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp.

Vậy anh Long nhé, có gì cứ gửi thư cho tui nghe.

Trần Quí Thanh
(Hãy viết thư cho tôi: tranquithanh1953@gmail.com)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *