Đầu tư nhà máy to vật, dại chi làm ăn gian dối


Nguồn ảnh: Internet

 
Anh Thanh mến,
Còn nhớ tui hôn? Phái xì ke đây. Thằng Phái gầy yếu tong teo, to bằng bắp đùi “đại ca” Thanh đây, nhớ hôn? Thôi bỏ qua, chuyện thời con nít kể cả ngày không hết. Tui thư cho anh vì dạo này lại thấy xì xèo sản phẩm THP có dị vật. Mệt quá xá phải không anh? Tui cũng là ông chủ doanh nghiệp (bằng cái móng tay THP thôi) cũng nay kiểm tra mai kiểm tra, mệt quá trời. Như ông gì đại biểu Quốc Hội nói đó, một sợi bún ba bộ kiểm tra, sợ bún mà vậy hỏi ba cái nhà máy to vật của THP thì mệt đến chừng nào.
Tâm sự chơi thôi, không cần trả lời đâu nghe.
Chúc khoẻ.

Lê Phái ( xì ke Sài Ghềnh):xi – ke1952@yahoo.com
—–


Đại biểu Phạm Trọng Nhân phản ánh sự chồng chéo trong quản lý thực phẩm. (Theo báo Dân trí)

 
Anh Phái thân,
Ủa tui với anh mới gặp năm ngoái mà. Anh nói đúng chuyện con nít kể suốt ngày không hết. Khi nào rảnh gặp nhau nhậu chơi, rồi kể. Giờ nói chuyện anh Phái bàn cái đã. Anh bảo tui không cần trả lời, nhưng anh chọc đúng chỗ ngứa tui, sao tui nhịn được?

Một cọng bún ba bộ chịu trách nhiệm, anh Phái biết ai nói không? Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nhân – Bình Dương của tui nói đó nghe. Ổng nói vầy: “Nguyên liệu, bột gạo ướt để làm bún thuộc trách nhiệm Bộ NN&PTNT; sản phẩm, tinh bột thuộc về Bộ Công Thương, rồi sản phẩm bún bán trên thị trường, nếu có chứa chất Tinopal gây ngộ độc cho người tiêu dùng thì trách nhiệm thuộc về Bộ Y tế”.
 
Thiệt sướng khi là cử tri đã bầu ra vị đại biểu này, nói trúng bụng tui quá.
 
Là nhà sản xuất đồ uống, tui hiểu rõ việc quản lý chồng chéo này. Quản chặt là cần thiết, nhưng phải giảm bớt các thủ tục rườm rà để người dân, doanh nghiệp khỏi mất sức, mất thì giờ, mất cơ hội. Tốt nhất là gom lại một đầu mối kiểm soát, nhiều ngành quản lý đôi khi lại lỏng lẻo.
 
Nghe anh Phái nói cũng lo, một sợ bún mà có tới 3 bộ quản thì 3 cái nhà máy to vật của tui đủ biết mệt thế nào. Nhưng tui xin nói thiệt, các cơ sở sản xuất công nghiệp, máy móc công nghệ hiện đại, quy mô càng lớn lại càng dễ quản từ môi trường, thuế, quyền lợi người lao động, đặc biệt là chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn. Doanh nghiệp đầu tư hàng trăm triệu đô để xây dựng nhà máy, mua thiết bị công nghệ, nuôi hàng ngàn người lao động, tổ chức các kênh phân phối, thì không ai ngu dại gì làm ăn gian dối.
 
Đối với các doanh nghiệp sản xuất lớn, tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm rõ ràng, sai chệch là bị phát hiện, sập tiệm như chơi, thậm chí nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe người tiêu dùng sẽ bị xử lý hình sự. Cho nên doanh nghiệp làm ăn thứ thiệt giữ chất lượng sản phẩm như giữ cái mạng mình vậy.
 
Mỗi nhà máy của Tân Hiệp Phát hàng trăm triệu đô, nếu làm không đạt tiêu chuẩn, một chai nước giá chục ngàn bạc bị lỗi mà đưa ra thị trường có thể làm tiêu tan hết cả cơ nghiệp. Anh Phái là ông chủ THP thì anh cũng  phải đặt chất lượng lên trên hết, bởi vì đó là mạng sống. Mạng sống của ông chủ và mạng sống của bốn, năm ngàn người kèm theo đó.
 
Ngược lại, đa số các cơ sở sản xuất chế biến nhỏ lẻ, các hàng quán lớn bé khác nhau, thì rất khó kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm. Chơi chơi chứ nắm được các anh có tóc, trọc đầu vậy mà chịu thua. Anh thấy đó, nhiều vụ nhà chức trách phát hiện cơ sở sản xuất hàng kém chất lượng, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đe dọa sức khỏe người dân. Nhưng cùng lắm là đóng cửa các gác xép hay cái nhà cấp bốn. Tài sản chỉ vài ba cái thau chậu, mấy thứ đó vứt đi chẳng ai tiếc.
 
Tui nói lòng dòng vậy để đưa ra ý kiến đề xuất, các cơ quan quản lý nên tập trung kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất lậu, hàng giả, hàng nhập khẩu không rõ nguồn gốc, dân mình chết vì các thứ đó. Những nơi đầu tư nhà máy to vật, dại chi làm ăn gian dối. Một lời xin thưa thiệt cùng anh Phái và bà con.

Chúc anh Phái mạnh giỏi, có điều kiện ghé qua chỗ tui lai rai nghen.
Thân,

Trần Quí Thanh 

 
Link bài: Một sợi bún 3 bộ chịu trách nhiệm

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *