Dẹp bỏ tối đa thủ tục kiểm tra chuyên ngành là kiến tạo

Trần Quí Thanh

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng (bìa trái) thừa nhận chi phí kiểm tra chuyên ngành lên đến 15.000 tỉ đồng/năm khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh – Ảnh: HỮU KHOA (Theo báo Tuổi trẻ)

Các doanh nghiệp có những hoạt động liên quan trực tiếp đến xuất nhập khẩu rất bức xúc trước thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Thống kê chính thức cho biết phí kiểm tra chuyên ngành lên tới 15.000 tỉ đồng/năm, chừng đó đủ thấy doanh nghiệp phải khổ sở như thế nào.

Đi liền với phí là thái độ cửa quyền của công chức, chính điều này làm cho doanh nghiệp cảm thấy bất an, chán nản và không còn niềm tin vào các cơ quan công quyền. Tui là doanh nghiệp, từng gặp nhiều khó khăn không đáng có, nên xin mạnh dạn nói lên nỗi bức xúc của cộng đồng doanh nghiệp, mong Chính phủ kiến tạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quan tâm giải quyết.

Vì thủ tục kiểm tra chuyên ngành thực hiện máy móc, dẫn đến chi phí lưu kho, kéo dài thời gian giải phóng hàng hóa, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Dẹp bỏ tối đa thủ tục kiểm tra chuyên ngành là kiến tạo.

Doanh nghiệp kêu trời kêu đất rồi cũng tới tai Quốc hội, ngày 16.11 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định trước Quốc hội: “28% thời gian thông quan hiện nay thuộc trách nhiệm của ngành Hải quan, còn lại 72% là trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan đến quy định về kiểm tra chuyên ngành. Đây là mấu chốt rất quan trọng mà chúng ta phải tháo gỡ nếu không sẽ không sẽ không có động lực thúc đẩy giao lưu thương mại hoàng hóa qua cửa khẩu”.

Lâu nay, cứ bị tắc ở cửa khẩu là đổ cho hải quan, nhưng thực chất không phải như vậy, bởi vì khi các ngành khác chưa “gật” thì mọi chuyện cứ nằm im, cái đó gọi là thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói đúng, ông chỉ quản được ngành của ông, còn các ngành khác tất nhiên không thể.

Có nhiều tranh luận về một thực tế là Việt Nam chưa có nhiều những tập đoàn lớn, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, lý do vì sao?

Có phải doanh nhân Việt Nam không có chí lớn, sức lớn hay vì lý do gì khác? Tui cho rằng, khi còn nhỏ gặp phải quá nhiều khó khăn, “thiếu dinh dưỡng” thì làm sao lớn cho nổi. Ngoài nỗ lực của bản thân, doanh nghiệp cần có được sự nâng đỡ từ chính sách phù hợp và hiệu quả của nhà nước. Doanh nghiệp mất sức lực và thời gian cho những cản trở đó thì kiệt quệ, không có tích lũy để phát triển.

Tương tự, có nhiều ý kiến cho rằng doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng chuyển nhượng, sáp nhập với doanh nghiệp nước ngoài, “không có chí lớn”, mong kiếm số tiền để sống hưởng thụ. Cũng nên xem lại ý kiến này, có nhiều doanh nhân quá mệt mỏi vì những gian truân trong môi trường kinh doanh không làm mạnh, nên họ gác kiếm cho nó nhẹ thân. Tui nghĩ như vậy không biết có đúng không.

Sài Gòn 7/12/2017

TQT

Bài đọc thêm, Link: Bộ trưởng cũng bức xúc 15.000 tỉ đồng phí kiểm tra chuyên ngành

 

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *