Dịch tả heo Châu Phi, ba việc cấp bách

Trần Quí Thanh

Chính phủ lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch tả lợn châu Phi (Ảnh Báo Lao Động)

Dịch tả heo châu Phi lây lan ở 2.300 xã của 29 tỉnh, thành phố với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy hơn 1,2 triệu con, chiếm 4% tổng đàn heo cả nước. Đó là con số đến ngày 12.5, còn đến nay chắc chắn không dừng lại.

Một số tỉnh phía Nam đã bị lây lan như Đồng Nai, Bình Phước. TPHCM lập “phòng tuyến” chống dịch vì “địch” đã áp sát ranh giới. Mỗi ngày, TPHCM tiêu thụ khoảng 10.000 con heo, nhưng chủ yếu là từ Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An vận chuyển vào. Nếu dịch xảy ra ở các địa phương này thì rất khó kiểm soát nguồn thịt.

Các mối nguy và hậu quả từ dịch đã thấy rõ. Một số địa phương không quản lý tốt, dân thả xác heo chết vì bệnh trôi đầy sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Với sự vô ý thức và vi phạm pháp luật môi trường này, hậu quả thật khó lường, nguồn nước bị ô nhiễm, dịch bệnh khác sẽ phát sinh. Ngay cả khi ngăn chặn được dịch tả heo châu Phi rồi, thì mối nguy vẫn còn tiềm ẩn.

Cho nên, việc cấp bách là kiểm soát chặt chẽ, bắt buộc phải tiêu hủy heo chết vì dịch bệnh đúng quy định, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.

Thứ hai là nguy cơ về thị trường, thịt heo sẽ thiếu hụt, kéo dài từ đây tới Tết. Nếu không ngăn chặn dịch sớm, phục hồi đàn các heo kịp thời, thì sẽ phải nhập khẩu thịt heo, tăng thêm nhập siêu quốc gia.

Nguy cơ thứ ba là bị ủ bệnh trong thực phẩm có nguồn thịt bị dịch bệnh. Các nhà khoa học chứng minh virus này có thể tồn tại cả nghìn ngày trong điều kiện đông lạnh, trong  xúc xích, thịt nguội. Cho nên, ý tưởng trữ cấp đông thịt heo để giảm thiệt hại cho doanh nghiệp và ổn định thị trường là một ván bài năm ăn năm thua. Muốn thực hiện thì phải có biện pháp đảm bảo nguồn thịt tuyệt đối an toàn.

Mặt khác, theo quan điểm của tui, riêng thịt heo, dân mình quen dùng thịt nóng, ít dùng thịt cấp đông. Trữ thịt cấp đông sẽ rất tốn kém, nếu không tiêu thụ được thì doanh nghiệp thua lỗ nặng nề.

Việc quan trọng nhất hiện nay là ngăn chặn dịch, và biện pháp đầu tiên là kiểm soát giết mổ lậu. Mổ con heo đâu phải con gà con vịt, tại sao chính quyền các địa phương và cơ quan quản lý không biết, điều này là hết sức vô lý.

Một đường lây lan dịch bệnh là các cơ sở nuôi heo lấy thức ăn thừa ở các hàng quán về cho heo ăn, các cơ quan chuyên môn và chính quyền phải tuyền truyền để người nuôi ngừng ngay việc sử dụng nguồn thức ăn thừa thay bằng nguồn thực phẩm an toàn.

Không ngăn dịch được, hậu quả như đã phân tích trên, đó là ô nhiễm môi trường, lây lan các bệnh khác và rối loạn thị trường.

 

Sài Gòn ngày 16/05/2019

TQT

Bài đọc thêm, Link: Nước đã đến chân

(https://www.tienphong.vn/toi-nghi/nuoc-da-den-chan-1415716.tpo)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *