Doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhiều cơ hội chuyển đổi số?

Minh Hảo/ Báo DNSG

Nguồn hình: Internet

—–

Bước vào năm 2021, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông đã có những phát biểu quan trong liên quan đến chuyển đối số.

Phát biểu tham luận  tại Đại hội đảng sáng ngày 28.1, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: “Chuyển đổi số và “Make in Việt Nam” sẽ là con đường đúng đắn và bền vững nhất để nâng tầm và đưa sản phẩm Make in Việt Nam tiếp cận với các thị trường ngoài nước. Việt Nam, làm chủ công nghệ, sáng tạo công nghệ, dựa trệ công nghệ mở, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế tập trung giải quyết bài toán Việt Nam và từ đó vươn ra thế giới”.

Trước hết phải nói đến chuyển đổi số, không có bước đi này thì không thể có sản phẩm “Make in Việt Nam”.

Năm 2020, do sự tác động của đại dịch COVID-1, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng chuyển đổi từ không gian thực sang không gian số. Theo đánh giá của các chuyên gia, đại dịch đã thúc đẩy lên quá trình chuyển đổi số và quá trình này đã đi nhanh hơn khoảng 3 năm, nhất là khối doanh nghiệp tài chính, ngân hàng.

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tham gia vào quá trình này, ít nhất là số hóa  hệ thống quản trị, tinh giảm nhân lực, tiết kiệm chi phía và tăng hiệu quả quản lý. Chưa kể, hoạt động kinh doanh trực tuyến thương mại điện tử được phát triển rộng rãi.

Nhưng so sánh với tốc độ số hóa của các quốc gia tiên tiến, thì Việt Nam còn có khoảng cách khá xa, cho nên cần phải tăng tốc để rút ngắn khoảng cách, để lọt vào được tốp đầu về số hóa của châu lục và thế giới.

Muốn vậy, trước hết Chính phủ, chính quyền các địa phương phải số hóa trước, để tạo không gian cho cộng đồng doanh nghiệp và cho người dân. Chính phủ điện tử là một mô hình đầy tham vọng và tiến bộ, nhưng cho đến nay vẫn chưa xây dựng hoàn chỉnh.

Chính phủ điện tử không chỉ tạo ra không gian số, mà còn tạo ra  chính sách để hỗ trợ cho việc chuyển đổi số của cộng đồng doanh nghiệp, của các tổ chức và toàn xã hội.

Khi không gian số được mở ra thì ai không  bước vào không gian đó mà cứ khư khư sống trong không gian thực với hệ thống quản trị thủ công lạc hậu thì sẽ bị loại trừ.

Trần Quí Thanh

—–

Doanh nghiệp (DN) đối diện với những thách thức lớn từ làn sóng công nghệ, áp lực cạnh tranh và cả những tác động của đại dịch. Trong đó, các DN nhỏ và vừa vẫn có nhiều lợi thế để thay đổi chuyển đổi số.

Quá trình số hoá của DN nhỏ và vừa của Việt Nam có thể đóng góp từ 24-30 tỷ USD vào GDP năm 2024

Thống kê của Cisco cho thấy, quá trình số hoá của DN nhỏ và vừa của Việt Nam có thể đóng góp từ 24-30 tỷ USD vào GDP năm 2024. Tuy nhiên, vẫn còn hơn 70% DN nhỏ và vừa Việt Nam phản ứng thụ động với những thay đổi của thị trường. Đó là chưa kể các DN nhỏ và vừa vẫn chưa có chiến lược ứng dụng các công nghệ số và chủ động hơn trước phản ứng thị trường hay có chiến lược số hoá để đổi mới. Điều này đã khiến các DN nhỏ và vừa của Việt Nam đứng sau Philippines và Indonesia về chuyển đổi số.

Còn theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, cả nước chỉ có 15% DN đang chuyển đổi số. Các DN nhỏ và vừa chưa đầu tư nhiều vào chuyển đổi số vì gặp khó khăn về vốn.

Việt Nam hiện đang có khoảng 800.000 DN, trong đó, DN nhỏ và vừa chiếm đến hơn 90%. Các DN này sử dụng đến 70% lực lượng lao động và đóng góp 50% GDP. Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, đến hơn 90% DN chịu ảnh hưởng tiêu cực. Việc thiếu đầu ra, thị trường truyền thống bị phụ thuộc, và phải phụ thuộc vào trung gian nhưng vẫn phải chịu chi phí hoạt động… khiến doanh thu sụt giảm 50%. Vì vậy, khoảng 47% DN khi được khảo sát đều coi chuyển đổi lên môi trường số là nhu cầu bức thiết nhưng không biết bắt đầu từ đâu.

Ông Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, nhiều DN Việt Nam còn lúng túng, chưa biết thế nào là chuyển đổi số, chưa biết bắt đầu từ đâu và cũng không biết làm thế nào.

Chia sẻ tại hội thảo Phát triển năng lực chuyển đổi số cho doanh nghiệp cách đây chưa lâu, ông Nguyễn Tuấn – Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) cho rằng, năm 2021 là thời điểm vàng cho chuyển đổi số của Việt Nam. Đây được coi là cơ hội để Việt Nam phát triển đột phá, nhanh chóng bắt kịp với các nước phát triển.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có lợi thế về sự linh động và tập trung sắc bén vào lĩnh vực cốt lõi

Theo các chuyên gia, lợi thế của các DN nhỏ và vừa trong cuộc đua chuyển đổi số là họ có sự linh hoạt và tập trung sắc bén vào lĩnh vực cốt lõi. Vì quy mô nhỏ nên việc thử nghiệp và áp dụng công nghệ mới có thể thực hiện trong thời gian rất ngắn với mức chi phí tối ưu.

Ông Tô Đình Hiếu – Giám đốc Điều hành Công ty Dinox Consulting cho rằng, DN nhỏ vẫn còn đó nhiều lợi thế trong hành trình chuyển đổi số đặc biệt khả năng linh hoạt và thay đổi. Tuy nhiên, để chuyển đổi số thành công, các DN nhỏ và vừa cần nghiên cứu cách thức vận hành của các DN lớn như kiến trúc DN, mô hình kinh doanh, quy trình trong bối cảnh riêng của mình. “Điều quan trọng là các DN nhỏ và vừa học về triết lý chuyển đổi số từ những DN lớn nhưng vận dụng linh hoạt sáng tạo và thực tiễn trong bối cảnh của mình”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Nhưng cùng với những lợi thế đó, các DN nhỏ và vừa còn rất nhiều hạn chế về nguồn lực như tài chính, nhân lực, cơ sở hạ tầng, mạng lưới kết nối, chính sách…, do đó quá trình chuyển đổi số với họ là cả một chặng đường đầy gian nan.

Ông Vũ Tuấn Anh – Phó giám đốc Công ty Tư vấn Tái cấu trúc doanh nghiệp và chuyển đổi số doanh nghiệp (DR. SME) cho biết, muốn chuyển đổi số thành công, chủ DN phải là người chỉ huy trực tiếp hoạt động, phê duyệt nguồn lực và quan trọng nhất họ phải là những kiến trúc sư quản trị sự thay đổi trong chuyển đổi số. Chủ DN cần thành lập ban chuyển đổi gồm các chuyên gia tư vấn độc lập nhằm bổ sung năng lực và tri thức DN còn thiếu hoặc chuyên sâu đảm bảo dự án thành công. Điều quan trọng không kém là DN cần nhanh chóng đào tạo phát triển năng lực chuyển đổi số DN đặc biệt về nhân lực, quy trình và dữ liệu.

Thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có chương trình hỗ trợ DN thực hiện chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh… Chương trình tập trung xây dựng các công cụ số, nền tảng số, cơ sở dữ liệu chuyển đổi số cho DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Đến năm 2025, có ít nhất 100.000 DN được nhận các hỗ trợ từ chương trình.

Còn theo chương trình hỗ trợ DN nhỏ và vừa chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai, mỗi năm sẽ có ít nhất 30.000 DN được trải nghiệm các nền tảng số để chuyển đổi số DN.

NGUỒN:  Theo Báo Doanh Nhân Sài Gòn

Link bài: Doanh nghiệp….

https://doanhnhansaigon.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-nho-va-vua-co-nhieu-co-hoi-chuyen-doi-so-1104565.html

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *