Đổi mới sáng tạo: Xuyên suốt từ ý tưởng đến thực thi, từ lãnh đạo doanh nghiệp đến từng nhân viên

Vân Hằng/ Báo ANTĐ

Các đại biểu tham dự hội thảo đổi mới sáng tạo “Kết nối chính sách với doanh nghiệp Việt Nam” ngày 15-12.

Trong quá trình đổi mới sáng tạo không tránh khỏi những hoài nghi, chất vấn, thậm chí là vấp ngã, nhưng sự thống nhất xuyên suốt về ý tưởng từ lãnh đạo doanh nghiệp đến từng nhân viên sẽ góp phần đem lại hiệu quả cho quá trình này. Theo bà Trần Uyên Phương – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, đổi mới sáng tạo là con đường tất yếu mà doanh nghiệp phải đi, nhất là trong quá trình chung sống với đại dịch Covid-19.

Đổi mới sáng tạo để thích ứng với bối cảnh mới

Chia sẻ về vai trò của đổi mới sáng tạo trong hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp tại hội thảo “Đổi mới sáng tạo: Kết nối chính sách với doanh nghiệp Việt Nam” diễn ra sáng 15-12, bà Trần Uyên Phương cho hay, bối cảnh hiện nay cho thấy đổi mới sáng tạo đang cần thiết hơn giai đoạn trước để doanh nghiệp thích ứng với dòng chảy của xã hội. Đổi mới sáng tạo nhằm tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, hàng hóa. Nhưng nói thì dễ, triển khai mới khó, vậy làm thế nào để đổi mới sáng tạo thành công?

Theo Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, muốn thực hiện đổi mới sáng tạo thì nhất định phải có ý tưởng. “Bản thân đổi mới sáng tạo đã bao hàm việc làm cái gì đó khác với hiện tại. Do đó, không tránh khỏi có lúc hoài nghi, chất vấn, người đưa ra ý tưởng phải chứng minh được. Thậm chí có lúc vấp ngã, thất bại, nhưng sự thống nhất xuyên suốt từ ý tưởng đến thực thi, từ đội ngũ lãnh đạo tập đoàn đến từng nhân viên là bí quyết để doanh nghiệp thành công, vươn lên dẫn đầu” – bà Trần Uyên Phương nói.

Để thực hiện cho bằng được các ý tưởng đổi mới sáng tạo, lãnh đạo Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã truyền cảm hứng để đổi mới sáng tạo trở thành văn hóa của doanh nghiệp, thành thước đo trong bộ năng lực lãnh đạo của doanh nghiệp. Thế nên, dù dịch bệnh căng thẳng kéo dài, doanh nghiệp bị ảnh hưởng trầm trọng, song không vì thế mà bộ phận marketing nói riêng và toàn bộ tập đoàn nói chung ngừng hoạt động. “Văn phòng ảo” từ ứng dụng chuyển đổi số vẫn hoạt động hằng ngày để cùng tập đoàn vững vàng vượt qua đại dịch.

Nữ doanh nhân Trần Uyên Phương cho biết, đáp ứng nhu cầu bổ sung dinh dưỡng nhưng tiện lợi và giá cả hợp lý, là doanh nghiệp đứng đầu trong sữa đậu nành đóng chai thuỷ tinh, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã triển khai trong suốt giai đoạn giãn cách để kịp ra mắt trung tuần tháng 12-2021 sản phẩm sữa đậu nành bổ sung canxi Number 1 Soya Milk Canxi với chai nhựa tiện lợi cho người tiêu dùng trong giai đoạn “bình thường mới”.

Có chung nhận định về vai trò quan trọng của chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp với bà Trần Uyên Phương, bà Bùi Thu Thủy – Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ KH-ĐT) cho hay, chuyển đổi số với các hoạt động, như: số hóa dữ liệu, quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công việc đến việc chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp. Vì vậy, “chuyển đổi số là giải pháp mà các doanh nghiệp không thể không triển khai”- bà Bùi Thu Thủy nhấn mạnh.

Theo bà Nguyễn Lệ Thủy – Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và dự báo (Bộ KH-ĐT), đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị toàn cầu, cách thức hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong sự thay đổi này, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo đang ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi tổ chức, mỗi quốc gia. Và đổi mới sáng tạo chính là chìa khóa cho khát vọng phát triển dài hạn.

Truyền cảm hứng đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại “Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia” vừa diễn ra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Chúng ta cần một phong trào đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn nữa, sâu rộng hơn nữa. Đổi mới sáng tạo phải triển khai đồng bộ, tổng thể, liên thông, toàn diện, bao trùm ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp. Đổi mới sáng tạo phải trở thành phong trào, truyền cảm hứng, thu hút sự tham gia cả tất cả mọi người dân, không phân biệt độ tuổi, vùng miền, giới tính…”.

Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã triển khai trong suốt giai đoạn giãn cách để kịp ra mắt trung tuần tháng 12-2021 sản phẩm sữa đậu nành bổ sung canxi Number 1 Soya Milk Canxi với chai nhựa tiện lợi cho người tiêu dùng trong giai đoạn “bình thường mới”.

Thực tế cho thấy, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều chính sách để thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là Bộ KH-ĐT. Tuy nhiên, như bà Trần Uyên Phương đã nói, bắt tay vào thực hiện đổi mới sáng tạo mới thực sự khó khăn. TS Chử Đức Hoàng – Đại diện Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (Bộ KH-CN) cho rằng, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được coi là một trụ cột cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn về nâng cao năng lực, tổ chức hoạt động nghiên cứu và phát triển, trích lập quỹ phát triển, duy trì hệ sinh thái nhà trường – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp bền vững.

Theo kết quả cuộc khảo sát mới đây của Bộ KH-CN, phần lớn các doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo thông qua việc “Đầu tư vào công nghệ mới được gắn liền với hàng hóa, máy móc, thiết bị” (39,4%) hoặc “Nâng cấp/chỉnh sửa công nghệ, thiết bị hiện tại” (39,3%) mà ít có nghiên cứu và phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam chi 1,6% doanh thu hàng năm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực, như: Lào (14,5%), Philippines (3,6%), Malaysia (2,6%); Khoảng 80% doanh nghiệp cho biết chưa có hợp tác với đơn vị/tổ chức khác để thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo.

Đáng chú ý, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm 2021 cũng ghi nhận số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, rời khỏi thương trường tăng cao kỷ lục, khoảng 150.000 doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đổi mới sáng tạo để tồn tại và phát triển. Đại dịch đã cho thấy vai trò chủ động của doanh nghiệp trong ứng phó với rủi ro bất khả kháng. Theo đó, doanh nghiệp nào đổi mới sáng tạo, tồn tại thích ứng được thì phát triển và ngược lại, doanh nghiệp nào bị động, chậm trễ có nguy cơ phải rời bỏ thị trường.

Tiêu biểu cho nhóm doanh nghiệp chủ động đổi mới sáng tạo để thích ứng với dòng chảy của xã hội, bất chấp dịch bệnh, Tân Hiệp Phát vẫn duy trì hoạt động từ “3 tại chỗ” đến “3 xanh” và cho ra đời sản phẩm sữa đậu nành mới phục vụ người tiêu dùng. Doanh nghiệp này đã truyền cảm hứng đổi mới sáng tạo tới từng bộ phận thông qua sinh hoạt trực tuyến định kỳ hay tổ chức tập huấn online… Điều này cho thấy bên cạnh sự hỗ trợ khơi thông về chính sách của cơ quan Nhà nước thì đổi mới sáng tạo, thành công hay không phụ thuộc vào sự chủ động của doanh nghiệp, đúng như quan điểm của bà Nguyễn Lệ Thủy: “chủ thể chính thực hiện đổi mới sáng tạo chính là cộng đồng doanh nghiệp, lực lượng tạo ra việc làm và tạo ra tăng trưởng”.

Muốn thực hiện đổi mới sáng tạo thì nhất định phải xuyên suốt từ ý tưởng đến thực thi, từ lãnh đạo doanh nghiệp đến từng nhân viên. Bản thân đổi mới sáng tạo đã bao hàm việc làm cái gì đó khác với hiện tại. Do đó, không tránh khỏi có lúc hoài nghi, chất vấn, người đưa ra ý tưởng phải chứng minh được. Thậm chí có lúc vấp ngã, thất bại, nhưng sự thống nhất xuyên suốt ý tưởng từ đội ngũ lãnh đạo tập đoàn đến từng nhân viên là bí quyết để doanh nghiệp thành công, vươn lên dẫn đầu.

Bà Trần Uyên Phương – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát

NGUỒN:  Theo Báo An Ninh Thủ Đô

Link bài: Đổi mới…

https://anninhthudo.vn/doi-moi-sang-tao-xuyen-suot-tu-y-tuong-den-thuc-thi-tu-lanh-dao-doanh-nghiep-den-tung-nhan-vien-post489926.antd

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *