GS mặc quần đùi: Giáo dục `đồng phục` làm học trò không dám nghĩ khác

Quyên Quyên ( GDVN)​
GS Trương Nguyện Thành chia sẻ muốn phát triển tư duy sáng tạo cần phải bỏ những rào cản về tư tưởng. Sáng tạo đòi hỏi dũng cảm và sự khác biệt.

Ngày 22 và 23/4, GS Trương Nguyện Thành – Phó hiệu trưởng ĐH Hoa Sen, TP.HCM – mặc quần đùi giảng dạy trước sinh viên nhận được nhiều ý kiến tranh luận. Chia sẻ với Zing.vn, GS thể hiện quan điểm về sự sáng tạo và giáo dục.


GS Trương Nguyện Thành nói về bài học sáng tạo cho sinh viên Ngày 22 và 23/4, GS Trương Nguyện Thành – Phó hiệu trưởng ĐH Hoa Sen, TP.HCM – mặc quần đùi giảng dạy trước sinh viên nhận được nhiều ý kiến tranh luận.

– Thưa GS Trương Nguyện Thành, gần đây, cộng đồng mạng chia sẻ hình ảnh GS mặc áo vest, quần đùi giảng dạy trước sinh viên. Quan điểm cá nhân của ông như thế nào khi thể hiện phong cách riêng này?

– Hình ảnh tôi mặc áo vest, quần đùi và áo thun là trong bài giảng Innovation Roadmap (Lộ trình sáng tạo) – một sân chơi sáng tạo và khởi nghiệp dành cho sinh viên do ĐH Hoa Sen.

Thông qua hình ảnh này, tôi muốn truyền tải thông điệp đến các bạn sinh viên: Muốn phát triển tư duy sáng tạo cần bỏ những rào cản về tư tưởng, không giới hạn trong suy nghĩ, dũng cảm vượt qua định kiến. Nếu không dũng cảm dấn thân, vượt qua giới hạn của chính mình, bạn sẽ không bao giờ có ý tưởng đột phá.


GS Trương Nguyện Thành trong bài giảng về Lộ trình sáng tạo. Ảnh: NVCC.

Đây là quan điểm riêng của GS hay của cả nhà trường?

– Nền giáo dục của chúng ta mấy chục năm nay, phương pháp giảng dạy vẫn một chiều, thầy nói trò phải nghe, khó chấp nhận cách tư duy khác, quan điểm khác.

Cái lối “đồng phục” đã tồn tại rất lâu trong nhà trường chúng ta, từ quần áo, cặp sách, giày dép, nhãn vở… đến cả khuôn mẫu một bài văn, phải đầy đủ mở bài, thân bài và kết luận, bất chấp câu từ sáo rỗng, vô nghĩa.

Học trò không dám suy nghĩ khác, không dám phản bác một luận điểm, không dám trình bày chính kiến là một nỗi lo. Đáng lo hơn nó trở thành sự rập khuôn trong tư duy và cách nhìn nhận vấn đề.

Lâu nay, thầy giáo lên lớp vẫn luôn phải trang phục chỉnh tề, quần tây áo vest, cà vạt ngay ngắn. Do vậy, khi thấy một ông GS mặc quần đùi lên lớp, dù là chuyên đề về lộ trình sáng tạo, nhiều người vẫn tỏ ra bất bình, ngỡ ngàng, thậm chí phản ứng dữ dội. Tôi cho rằng đó là điều dễ hiểu.

Đọc tiếp, link bài: GS mặc quần đùi: Giáo dục ‘đồng phục’ làm học trò không dám nghĩ khác

 

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *