Iron man – Đường đua ý chí

Iron man là danh hiệu cao nhất dành cho người thắng cuộc trong cuộc đua triathlon – giải đấu 03 môn kết hợp: Chạy bộ, bơi và đạp xe. Đây được xem như một trong những cuộc tranh tài “khó nhằn” nhất thế giới do quãng đường đua khá dài và khắc nghiệt.

Giải đua Iron Man 70.3 Việt Nam được tổ chức tại Đà Nẵng ngày 5/7 tới đây sẽ thu hút sự tham gia của hơn 1.335 vận động viên thuộc nhiều nhóm tuổi đến từ 59 quốc gia, trong đó có hơn 390 vận động viên chuyên nghiệp và nghiệp dư của Việt Nam.

Chinh phục thử thách tại chặng đua Đà Nẵng
 
Giải đua Iron Man Triathlon Việt Nam (Ironman 70.3 Việt Nam) tại Đà Nẵng được tổ chức tương tự các giải đua quốc tế và được xem là vòng loại của vòng vô địch thế giới thường niên tổ chức tại Mỹ. Ba vận động viên xuất sắc nhất trong mỗi nhóm tuổi sẽ có cơ hội được chọn lựa tham gia giải vô địch thế giới diễn ra tại Chattanooga, Tennessee, Mỹ vào tháng 9 tới.
Thách thức lớn nhất của giải đua Iron Man Triathlon là chuỗi đường đua dài “vật vã” mà mỗi vận động viên phải thực hiện trong một ngày và không có khoảng nghỉ giữa các môn đua. Nguyên theo thứ tự lần lượt: bơi, đạp xe và chạy bộ đường trường. Đây được xem là giải đua thể thao hỗn hợp trong một ngày khó nhất thế giới.
Khởi đầu với chặng bơi dài 1,9 km. Tiếp đó, các vận động viên sẽ chuyển sang phần thi đua xe đạp với quãng đường dài 90 km. Cuối cùng là chặng thi chạy bộ trên bề mặt đường bằng phẳng dài 21 km quay về điểm xuất phát gần khách sạn Hyatt Regency Danang Resort & Spa.
VĐV sẽ xuất phát theo từng lượt. Mỗi người phải hoàn thành một vòng với tổng chiều dài là 1.9km theo hình chữ nhật hướng chiều kim đồng hồ. VĐV sau đó sẽ ra khỏi khu vực bơi và hướng về Khu vực Chuyển tiếp cách 200m.
 

Swim course- Bản đồ bơi

 
Từ vùng chuyển tiếp, VĐV phải hoàn thành 90 km đạp xe. VĐV sẽ ra khỏi T1 và quẹo phải về phía đường Trường Sa, Võ Nguyên Giáp, và Hoàng Sa. Cuối đường Trường Sa là trạm tiếp nước xe đạp đầu tiên. Sau đó quẹo trái ở cuối đường ven biển lên đường Lê Đức Thọ. Tại vòng xoay, vận động viên quẹo phải. Sau đó, vận động viên sẽ đạp qua 2 cây cầu trước khi tới phần 2 vòng. Cây cầu đầu tiên ngắn hơn là cầu Man Quang, rồi tới cây cầu Thuận Phước nổi tiếng. Dốc lên cầu dài 1.1km tới đỉnh tiếp nối bằng đoạn tăng tốc. Xin cẩn thận chú ý khi xuống dốc cầu. Sau khi xuống dốc an toàn, vận động viên sẽ tiếp tục đạp về phía phải trên làn đường gần biển trên đường Nguyễn Tất Thành. Đây là điểm bắt đầu của đoạn đường quay vòng. 1 vòng khoảng 22km (11km mỗi chiều). VĐV sẽ phải đạp 2 vòng trước khi chạy về cầu Thuận Phước.

 
Bike course- Bản đồ xe đạp
 
Mỗi vòng sẽ có 2 trạm tiếp nước. Trạm tiếp nước đầu tiên sau 18.6km và khoảng 600m sau vòng xoay lớn là chân cầu Thuận Phước. VĐV sẽ đạp qua trạm tiếp nước này 1 lần nữa ở km 40.6. Trạm tiếp nước thứ 2 là 400m trước chỗ quay đầu tại cuối đường Nguyễn Tất Thành. Vận động viên sẽ đi qua trạm tiếp nước này ở km 28.6 và 50.6. Sau khi hoàn thành 2 vòng, VĐV sẽ về lại cầu Thuận Phước và đường ven biển. Tại điểm giao nhau với Hoàng Sa, vận động viên sẽ quẹo phải trở lại khu vực chuyển tiếp. Sẽ có một trạm y tế và tiếp nước khoảng 500m sau khi quẹo ra đường ven biển Hoàng Sa, sau km 69. Đây là trạm tiếp nước xe đạp cuối cùng. Vận động viên phải tiếp tục đạp về khách sạn Hyatt VĐV cần đạp thêm 6km về hướng Hội An rồi quay đầu, đạp 6km trở lại khu vực chuyển tiếp và kết thúc chặng đạp 90km.
Chặng 21km chạy sẽ bắt đầu từ bãi biển Sơn Thuỷ. Từ khu vực chuyển tiếp, vận động viên sẽ chạy ra đường chính Trường Sa.


Run course- Bản đồ chạy bộ
 
Vận động viên sẽ chạy về phía bãi biển công cộng của Đà Nẵng, và quay vòng vào khoảng 10km ngay trước khi giao với đường Lê Đức Thọ. Sau khi quay đầu lại, vận động viên sẽ chạy ngược về khu vực chuyển tiếp. Khi ở khu vực chuyển tiếp, vận động viên sẽ chạy theo đường vòng ngoài khu vực xuống vạch về đích trên bãi biển của khách sạn Hyatt .Vận động viên phải chạy theo đường tiến về phía khu vực về đích.
 
Hoàn thành được tất cả các chặng đua này là rất khó bởi thời gian dài với 3 môn phối hợp không nghỉ có thể sẽ vượt qua ngưỡng giới hạn về thể lực. Do đó, các vận động viên tham dự cuộc đua không chỉ cần luyện tập thường xuyên theo phương pháp khoa học, mà còn phải có ý trí kiên định, niềm tin và sự quyết tâm cao. Chính bởi thế mà tinh thần “hoàn thành đã là một thành công” được thể hiện xuyên suốt trong các giải đua Iron Man trên toàn thế giới.
 
Tinh thần “ không gì là không thể” của những vận động viên tham dự cuộc đua khắc nghiệt
 
Năm 1978, cuộc đua đầu tiên được tổ chức tại Mỹ chỉ với 15 người tham gia. Năm 1979, Iron man đã thu hút được sự chú ý nhờ. viết trên Sports Illustrated.


Ngay từ những ngày đầu thi đấu, các VĐV đã thể hiện tinh thần “vượt khó”.
 
Nhưng phải đến năm 1982, cuộc đua mới thực sự tạo ra một cuộc “chấn động” trong cộng đồng khi hình ảnh Julie Moss – một sinh viên cao đẳng tham gia cuộc đua để thu thập các nghiên cứu cho bài luận văn sinh lý học thể dục –không chịu khuất phục, lò dò từng bước, liên tục ngã dúi dụi và phải bò trong khoảng 20m cuối để tiến đến vạch đích trong lúc cơ thể kiệt lực được truyền hình trực tiếp. Sự nỗ lực, lòng quả cảm của Julie Moss đã gợi ý câu “thần chú” nổi tiếng của Ironman: Anything is Possible – “Không gì là không thể”
 
Xem tiếp, link bài: Iron man – Đường đua ý chí

 

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *